Chứng khoán
Những thông tư nghị định trong Q1, Q2/2023 có tác động tích cực lên thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
1/ Ngày 31/12/2022 thông tư 26 điều chỉnh cách tính LDR tức 50% tiền gửi kho bạc nhà nước của các NHTM (150 tỷ) được tính vào dư địa cho vay => điều này làm tăng thanh khoản cho các Bank để có thêm nguồn cho vay.
2/ Ngày 05/3/2023 NĐ 08/2023 NĐCP giúp các doanh nghiệp có thời gian tái cấu trúc nợ về trái phiếu (kéo dài kỳ hạn của trái phiếu thì thời gian tối đa không quá 02 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư)
3/ Ngày 11/3/2023 NQ33/NQ - CP về Hoàn thiện thể chế tháo gỡ khó khăn thị trường BĐS, phát triển NOXH
4/ Ngày 15/3/2023 NHNN hạ lãi suất: LS chiết khấu 4,5%=>3,5%; lái suất tái cấp vốn 6% giữ nguyên; LS vay ngắn hạn 5,5%=>5%
5/ Ngày 29/3/2023 Tổng cục thống kê đã đưa ra báo cáo với GDP 3,32% trong quý 1/2023 thấp hơn dự kiến
6/ Ngày 03/4/2023 Ngân hàng nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành 0,5 điểm tức: LS tái cấp vốn giảm 0,5% về còn 5,5%, lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên mức 3,5%;
7/ Ngày 03/4/2023 QĐ388/QĐ TTG của Thủ tướng về đầu tư xây dựng 1 triệu căn NƠXH
8/ Ngày 03/4/2023 NĐ10/2023/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
9/ Ngày 23/4/2023 TT02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữu nguyên nhóm nợ
10/ Ngày 23/4/2023 TT03/2023/TT-NHNN cho phép tổ chức tín dụng mua lại TPDN đã bán trước đó ( mà không cần chờ sau 1 năm)
Các chính sách dự kiến trong các quý cuối năm:
- Dự sẽ có thêm 01 lần hạ lãi suất điều hành trong quý 2/2023
- Quý 4/2023 sẽ có luật đất đai sử đổi, luật nhà ở sửa đổi.
Sự tác động từ các yếu tố bên Ngoài đã bớt đi như đồng USD tăng giá mạnh năm 2022 buộc Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước phải dùng chính sách tiền tệ để can thiệp tránh sự mất giá của VND bằng các kênh OMO để hút tiền về, Bán USD ra thị trường để giảm áp lực tỷ giá lên VND, tuy nhiên lượng dự trữ USD cũng có hạn và khi đạt đến giới hạn nhất định thì NHNN phải dừng bán để đảm bảo lượng dự trữ USD nhất định đảm bảo cho việc xuất Nhập khẩu.. và cuối cùng vẫn phải tăng lãi suất điều hành để làm gia tăng giá trị VNĐ so với các đồng tiền khác trên thế giới và đặc biệt là với USD.
Tuy nhiên đến thời điểm đầu năm 2023 thì đồng USD đã hạ nhiệt, và chính phủ đã rất linh hoạt trong việc liên tục đưa ra các chính sách tiền tệ, chinh sách tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng cho nền kinh tế thông qua các thông tư, nghị định liên tục được ban hành một cách nhanh chóng và linh hoạt. nhất là các vấn đề về Trái phiếu doanh nghiệp và lãi suất điều hành để hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp có vay nợ lớn và phát hành trái phiếu với tỷ trọng lớn như bất đống sản, bất động sản khu công nghiệp nói riêng.
Nhìn nhận cách điều hành của CP và NHNN ta có thể nhận thấy rằng với chính sách tiền tệ linh hoạt này thì nền kinh tế sẽ dần lấy lại đà tăng trưởng khi hầu hết các ngành nghề đều được hưởng lợi từ các chính sách tiền tệ này.
Góc nhìn đầu tư:
Với các chính sách tiền tệ này thì chúng ta sẽ nhận diện ra nhóm ngành được hưởng lợi nhiều nhất đó chính là nhóm nhành có vay nợ lớn và có lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất chính là ngành bất động sản, sau đó là BĐS Khu công nghiệp, và khi hạ lãi suất không thể không kể đến nhóm ngành chứng khoán. Đây là nhóm ngành sẽ nhạy nhất với các chính sách tăng lãi suất và hạ lãi suất điều hành. Và đặc biệt là nhóm bđs khi sẽ sớm có luật đất đai sử đổi, luật nhà ở sửa đổi sẽ giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian xử lý pháp lý cho các dự án mà lâu nay còn vướng mắc.
#Nguồn
592 lượt thích
© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.