Trước 2022: Bối cảnh
- Tăng cường đòn bẩy tài chính: Sử dụng mạnh mẽ trái phiếu và vay ngân hàng do lãi suất thấp.
- Bán hàng sôi động: Dòng tiền chiếm dụng vốn tăng mạnh nhờ khách hàng trả trước.
- Mở rộng quỹ đất và đầu tư: Đẩy mạnh M&A và đầu tư, dẫn đến dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm.
Giai đoạn giữa 2022 đến giữa 2023: Khó khăn
- Áp lực nợ đáo hạn: Gánh nặng từ việc lạm dụng đòn bẩy tài chính, đặc biệt là quý 4/2022 với vay ròng âm hơn 14.000 tỷ.
- Tắc vốn: Khó khăn huy động vốn từ trái phiếu, lãi suất tăng, thị trường chứng khoán giảm.
- Bán hàng đình trệ: Nguồn cung pháp lý bị vướng mắc, nhu cầu yếu, dòng tiền chiếm dụng vốn âm.
- Giải pháp: Doanh nghiệp sử dụng tiền mặt dự trữ và thanh lý tài sản để duy trì hoạt động.
Giai đoạn từ giữa 2023 – nay: Dễ thở hơn
- Lãi suất hạ: Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất, thị trường trái phiếu phục hồi, doanh nghiệp có thể vay mới trả nợ cũ, dòng tiền vay ròng dương.
- Thị trường chứng khoán phục hồi: Giá cổ phiếu tăng, doanh nghiệp tăng vốn dù có sự pha loãng cổ phần.
- Bán hàng hạn chế: Dòng tiền chiếm dụng vốn vẫn âm, dòng tiền tổng xấp xỉ mức 0, ngành bất động sản vẫn đang trong giai đoạn "cầm cự."
Kết luận:
Ngành bất động sản có thể đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất nếu:
- 1. Lãi suất duy trì thấp hoặc tăng nhẹ.
- 2. Vấn đề pháp lý được cải thiện để doanh nghiệp đẩy nhanh dự án.
- 3. Lực cầu hấp thụ tốt nếu kinh tế tiếp tục tăng trưởng.
- Thiếu một trong ba yếu tố này, ngành vẫn có thể gặp khó khăn.
Nguồn