Ngày 28/11, Luật Kinh doanh BĐS chính thức được thông qua bởi 465/469 đại biểu Quốc hội. Trong đó có những thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. 1) KHÔNG CHO PHÉP chủ đầu tư dự án ủy quyền cho các bên tham gia ký hợp đồng đặt cọc và thay đổi tỉ lệ đặt cọc tối đa Khoản 5 Điều 23 (sửa đổi) không cho phép bên ủy quyền tham gia các hoạt động như: ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản và đặt cọc. Ngoài ra, chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán. Trước đây là 30% giá bán.
2) Thay đổi quyền bảo lãnh của khách hàng từ “bắt buộc” sang “lựa chọn” Điều 26 (sửa đổi) cho phép khách hàng LỰA CHỌN có buộc phải có bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ từ phía ngân hàng hay không. Trước kia, bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ là một trong những nguyên nhân đẩy giá bất động sản tăng thêm và người gánh chịu đương nhiên là khách hàng. Với quy định này, khách hàng có toàn quyền trong việc lựa chọn có cần phải áp dụng việc bảo lãnh hay không, đâu đó họ sẽ giảm được chi phí tài chính, đặc biệt khi họ mua sản phẩm từ các chủ đầu tư uy tín. 3) Siết chặt tình trạng phân lô bán nền Điều 55 (sửa đổi) yêu cầu chủ đầu tư trước khi đưa sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai vào kinh doanh bắt buộc phải hoàn tất nghĩa vụ tài chính về đất đai. Nghĩa là, các chủ đầu tư phải trả tiền đất và xây dựng xong tài sản thì mới được bán cho khách hàng. 👉Kết luận: Người mua được hưởng lợi **Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
224 lượt thích
© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.