CTCP PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU (DCM)
CTCP PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU (MÃ: DCM)
Giới thiệu
Xin chào quý anh chị nhà đầu tư đã đến với kênh phân tích chứng khoán của Investone. Trong video phân tích hôm nay, Investone sẽ chia sẻ đến anh chị một siêu cổ đến từ ngành phân bón và đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm trong thời gian qua, đó chính là cổ phiếu DCM. Vậy cổ phiếu này có điểm gì mà thu hút nhà đầu tư nhiều đến thế, hãy cũng Investone tìm hiểu và phân tích nhé.
Trước khi đi sâu vào phân tích cổ phiếu, Investone sẽ tổng hợp một số yếu tố ảnh hưởng đến ngành phân bón trong thời gian tới.
Chính sach thuế ngành phân trước đây bất cập, có lợi cho doanh nghiệp nước ngoài và nhập khẩu, mục tiêu hỗ trợ nông dân mà bỏ qua doanh nghiệp trong nước.
Bây giờ đang từng bước thay đỗi sẽ cải thiện vĩ mô ngành phân trong nước:
- 7/2023 chỉnh thuế xuất khẩu npk từ 5% về 0% => giúp tăng cạnh tranh xuất khẩu, giải phóng tồn kho giá rẻ trong nước.
- Đặc biệt, việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo lịch trình họp của Quốc hội, sẽ được thảo luận tại cuộc họp thứ 7 vào tháng 5/2024 và có thể được bỏ phiếu thông qua tại cuộc họp thứ 8 vào tháng 10/2024.Nếu luật này được thông qua, thì mặt hàng phân bón được phân vào nhóm chịu thuế GTGT 5%. Đồng nghĩa rằng các doanh nghiệp sẽ được áp dụng hoàn 7 - 10% thuế đầu vào. Đây là động lực tăng trưởng đáng kể cho các doanh nghiệp phân bón lớn.
Quay trở lại với cổ phiếu DCM thì đây là cổ phiếu của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau được thành lập vào ngày 09/03/2011. DCM hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất những dòng phân bón dinh dưỡng cao phù hợp với nhiều loại cây trồng và vùng đất. Thừa hưởng thành tựu công nghệ trên nền tảng công nghiệp hoá dầu giúp DCM đạt hiệu quả kinh doanh tốt.
Hiện DCM đang sở hữu 2 nhà máy với sản phẩm chủ lực là Ure hạt đục, công suất 800.000 tấn/năm và NPK với công suất 300.000 tấn/năm. Thương hiệu Đạm Cà Mau hiện đang có mặt trên toàn quốc và mở rộng xuất khẩu ra thị trường quốc tế với các thị trường mục tiêu chiến lược ĐBSCL, Nam bộ và Tây Nguyên, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ….
Về kế hoạch kinh doanh: DCM lên kế hoạch thận trọng trong năm 2024
Theo đó, mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 11.878,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 841,4 tỷ đồng và 794,8 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch kinh doanh năm 2024 của DCM giảm cả chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, tương ứng giảm 9,82% và 28,4% so với kết quả năm 2023.
Về chỉ tiêu tài chính Công ty mẹ, kế hoạch tổng doanh thu đạt 11.080,8 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế tương ứng 839,3 tỷ đồng và 793,6 tỷ đồng.
Về kế hoạch đầu tư, Đạm Cà Mau dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư là 1.582,5 tỷ đồng, toàn bộ được sử dụng cho đầu tư XDCB, đầu tư khác và mua sắm tài sản, trang thiết bị.
Tại ĐHCĐ năm nay, được tổ chức vào ngày 11/06, Công ty cũng sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ và kế hoạch chia cổ tức. Theo đó, với lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối năm 2023 là hơn 2.044 tỷ đồng, DCM lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 20%, tương ứng tổng số tiền chi trả là 1.058,8 tỷ đồng. Đồng thời, Phân bón Cà Mau lên kế hoạch phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2024 với tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 10%. Việc thực hiện cụ thể sẽ tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và sẽ được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025.
Về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính:
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 của DCM có nhiều tín hiệu tích cực. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.885 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất khẩu ure là “trụ đỡ” cho tăng trưởng khi mang về xấp xỉ 1.194 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, chiếm 41% cơ cấu doanh thu. Trong khi đó, dù vẫn là hoạt động mang về nhiều tiền nhất cho Đạm Cà Mau song doanh thu bán ure trong nước đã suy giảm 6% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, tại các mảng kinh doanh cốt lõi khác như NPK, hàng hoá phân bón và bao bì, doanh thu của doanh nghiệp đều đồng loạt đi lùi với sự suy giảm mạnh của hoạt động bán hàng trong nước.
Sau giảm trừ, doanh thu thuần của Đạm Cà Mau đạt 2.744 tỷ đồng, tăng gần 2% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá vốn hàng bán ghi nhận ở mức xấp xỉ 2.039 tỷ đồng, tương ứng giảm gần 6%, nhanh hơn mức giảm của doanh thu. Điều này giúp lợi nhuận gộp tăng gần 25%, đạt xấp xỉ 710 tỷ đồng.
Về lợi nhuận sau thuế: Quý 1/2024, LNST của DCM đạt gần 350 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ. So với mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2024 đạt xấp xỉ 795 tỷ đồng, doanh nghiệp đã thực hiện được 44% chỉ tiêu đề ra. Đây được xem là “màn khởi động” tích cực cho năm 2024 của “ông lớn” ngành phân bón sau mức giảm “sốc” năm 2023.
Về tình hình tài chính: Tính hết ngày 31/3/2024, quy mô tổng tài sản của Đạm Cà Mau nâng lên mức 15.744 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lên đến 10.929, chiếm 70% tổng tài sản. Trong 3 tháng đầu năm, lượng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn của Đạm Cà Mau tăng tới 788 tỷ đồng, còn lượng tiền gửi có kỳ hạn lại giảm 430 tỷ đồng. Không chỉ sở hữu một “ví tiền” dày dặn, kỳ kinh doanh này,“ông lớn” ngành phân bón còn có hàng trăm tỷ đồng “của để dành”. Cụ thể, khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn ghi nhận ở mức 333 tỷ đồng, tăng 14 lần so với cùng kỳ. Đáng chú ý, phần lớn các khoản trả trước này nằm tại các doanh nghiệp nước ngoài, một lần nữa cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu của Đạm Cà Mau.
Về triển vọng kinh doanh:
1. Nhà máy Ure đã hết khấu hao kể từ cuối tháng 9/2023 và sẽ không còn phải tính khấu hao kể từ quý 4/2023. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trên doanh thu của Đạm Cà Mau sẽ giảm từ mức 7% trong năm 2023 về gần 1% trong giai đoạn 2024-2029 (chủ yếu còn lại là chi phí khấu hao Nhà máy NPK) —> giảm cp ít nhất 1.000 tỷ tức là Lợi nhuận 2024 tăng thêm 1.000 tỷ từ việc giảm chi phí này.
2. Nguồn cung phân ure toàn cầu dự kiến sẽ bị hạn chế trong năm 2024 khi Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu ure; Nga tiếp tục gia hạn hạn ngạch xuất khẩu; và sản xuất ure tại Liên minh châu Âu dự kiến vẫn sẽ ở mức thấp. Hiện tại giá ure khoảng 390-400$/tấn FOB (giao lên tàu) tăng khoảng 10% so với bình quân năm 2023.
DCM 2023 full công suất 100%, xem như đụng trần, giá khó tăng mạnh vì tăng trưởng chỉ trông cậy vào giá sản phẩm tăng trong khi xu hướng giá sản phẩm đang giảm tạo đáy. Từ 2024 việc M&A doanh nghiệp cùng ngành sẽ tăng năng lực sản xuất cho DCM, giúp doanh nghiệp vượt trần, M&A là điều không dễ dàng với doanh nghiệp nhà nước, việc này làm cho DCM năng động giống doanh nghiệp cổ phần tư nhân. Bên cạnh đó kế hoạch sản xuất Hydro sạch từ 2025 sẽ giúp DCM vươn xa hơn và năng động hơn nữa.
Nhà máy phân bón NPK Hàn-Việt là dự án có quy mô sản xuất lớn, với công suất thiết kế 360,000 tấn NPK các loại trên năm, có tổng số vốn đầu tư là hơn 60 triệu USD (khoảng 1480 tỷ đồng) từ hai thành viên đó là Tập đoàn Taekwang và Huchems (cùng là một thành viên thuộc Tập đoàn Taekwang). Dự án đã hoàn thành đúng tiến độ với công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại đến từ đối tác INCRO – Tây Ban Nha, góp phần sản xuất ra các sản phẩm NPK Hàn-Việt có chất lượng cao, đa dạng hóa các dòng sản phẩm phân bón trên thị trường.
Hiện tại thì DCM chạy mới được hơn 50% công suất của mảng npk đã có lãi, tương lai up 100% công suất + MA phân bón Hàn Việt + nhà máy mới thì biên lợi nhuận và LNG chắc chắn cũng sẽ tăng mạnh- đây chính là cơ sở để lãnh đạo họ đặt muc tiệu DCM tới năm 2025 hay 2030 gì đó doanh thu 2xk tỷ. Nói chung DCM có 1 số điểm rất sáng.
1 Nhà máy ure hết khấu hao ( mỗi năm + ~1000k tỷ)
2 Xuất khẩu phân bón (Ure) sang thị trường Australia + Newziland + Mexico. Xuất khẩu thị trường mới vs sl lớn. Theo tin thì tháng 3 có thể xuất khẩu ít nhất 60k sang Neziland.
3 Mảng NPK đang nở doanh thu và thị phần, MA để tăng công suất, cộng hưởng hệ thống phân phối có sẵn
Một điểm sáng nổi bật của Phân bón Cà Mau trong năm 2023 là mở rộng xuất khẩu phân bón, góp phần gia tăng doanh thu. Phân bón Cà Mau đã đẩy mạnh xuất khẩu và kinh doanh quốc tế, khi thị trường trong nước trầm lắng, nhu cầu giảm để giảm áp lực tồn kho. Tính đến năm 2023, Phân bón Cà Mau đã có mặt trên 18 quốc gia trên thế giới, với sản lượng xuất khẩu năm 2023 đạt 344 nghìn tấn, chiếm khoảng 26% tổng sản lượng tiêu thụ; giá trị xuất khẩu đạt 136 triệu USD, chiếm khoảng 25% doanh thu các sản phẩm phân bón. Trong đó, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất với sản lượng và giá trị xuất khẩu chiếm hơn 60%.
Năm nay còn mở rộng hơn nữa xuất khẩu. Xuất thêm sang Newzeland, Úc, Mexico.
Câu chuyện doanh nghiệp
Câu chuyện tăng trưởng của DCM không đơn giản chỉ là giá Urea. Nếu câu chuyện đơn giản chỉ là giá Urea là thì cả DCM và DPM sẽ chết dưới phân Urea TQ khi giá nhập khẩu vào VN chỉ tầm 230$/tấn, bằng 60% giá trong nước.
DCM và DPM vẫn sống tốt trước phân TQ là vì thương hiệu và chất lượng sản phẩm ( các sản phẩm phối trộn từ phân TQ và phân giả quá nhiều). VN nằm trong top 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới, nhưng lại không có nhà sx phân bón nào trong top 10 thế giới. Đây là nghịch lý !
Câu chuyện của DCM rất hay là vì DCM đã chuyển sang 1 trạng thái mới sau khi đã tích luỹ đủ về lượng, cụ thể là tiền. Các áp lực về lãi vay, khấu hao...đã kết thúc.
Với tài chính dồi dào, công nghệ sx tốt nhất trong các nhà máy tại VN, DCM đang thể hiện tham vọng trở thành nhà sản xuất phân bón số 1 VN, mở rộng chuỗi sản xuất cả về công suất (công suất NPK tăng gấp 2,2 lần) lẫn đi sâu vào mở rộng hệ sinh thái sang giống và công nghệ sinh học. Đây là hướng đi rất chuẩn với tài chính đang dồi dào của DCM.
Nền tảng dài hạn hỗ trợ lớn thứ 2 của DCM là dự án Lô B Ô Môn. Với tình hình phát triển điện khí cấp tập theo các cam kết của CP như hiện nay ( Nhơn Trạch 3 -4, Ô Môn 2-3), dự án Lô B Ô Môn BUỘC phải thực hiện nếu không muốn nhập toàn bộ LNG giá cao.
Mitsui đơn vị cầm trịch dự án này đã công bố quyết định đầu tư cuối cùng, CP cũng đã chấp thuận cho EVN bao tiêu 70% sản lượng điện (được chuyển giá khí vào giá điện) từ LNG trong 7 năm để các nhà đầu tư yên tâm. Các nút thắt lớn đã được thông suốt nên khả năng Lô B Ô Môn có first gas từ 2026, thậm chí chậm hơn đến 2027 là khả thi.
DCM sẽ hưởng lợi lớn nhờ dự án này do dòng khí ổn định từ Lô B lên tới 5,6 tỷ m3 khí/năm, khi mỏ PM3 đã suy giảm sản lượng từ 2,2 tỷ m3/năm xuống còn khoảng 1,5 tỷ m3/năm. Với sản lượng khí dồi dào từ Lô B thì giá vốn của DCM sẽ rất ổn định và thấp do đã hết khấu hao nhà máy.
Các key dài hạn đều đang ủng hộ DCM thành nhà sản xuất phân bón và xuất khẩu phân bón số 1 VN trong vòng 2 đến 3 năm tới. Không loại trừ sau KVF, DCM với tài chính dồi dào ( mỗi năm + 1000 tỷ lợi nhuận so với 2023) sẽ tiếp tục thâu tóm thêm các nhà máy phân bón kém hiệu quả khác để mở rộng năng lực sản xuất.
DCM đã đề xuất một loạt dự án liên tiếp để phục vụ tăng trưởng, trong đó đáng chú ý có hệ thống kho tổng quy mô 12.000 tấn mỗi kho tại các địa bàn kinh doanh trọng điểm. Đây là chiến lược mới để chiếm lĩnh thị trường và tối ưu hóa hoạt động của DCM cũng như phục vụ chiến lược tăng trưởng lâu dài hình thành chuỗi cung ứng giải pháp, sản phẩm, vật tư nông nghiệp của DCM.
Hình thành các kho tổng tại khu vực giúp tiết giảm chi phí vận chuyển, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm đồng thời giảm tỷ lệ hao hụt.
Dự án khí CO2 thực phẩm + khí trơ công nghiệp giúp tối ưu hóa chuỗi sản xuất Ure, tăng thêm biên lợi nhuận khi sx Ure đã tối đa công suất
Dự án xuất hàng rời phục vụ cho chiến lược xuất khẩu của DCM
Đây có thể là lý do LN Q1/2024 của DCM thấp hơn kì vọng một chút, trong kỳ Q1/2024 DCM đã hạch toán chi phí mua khí từ PVN tăng 40% so với cùng kỳ 2023 ( đã quyết toán). Đây có thể là việc DCM đã quyết toán 100% giá khí mua vào theo giá bán của Petronas nhượng lại cho PVN.
DCM dùng khí từ mỏ PM3 có quyền nhận khí của cả PVN và Petronas, 2023 PVN đã đề nghị Petronas nhượng lại toàn bộ sản lượng để cấp khí cho DCM + Nhiệt điện Cà Mau 1&2. Giá khí thực tế quyết toán vào cuối năm của mỗi bên nhận khí như DCM sẽ là sản lượng thực tế nhận từ PVN + mua thêm từ Petronas.
Như trong trường hợp trên thì tỷ lệ hiện tại sẽ là 50/50 , giá khí của PVN bán cho cụm khí điện đạm Cà Mau khoản 9-10 USD/mmBTU , Petronas bán khoản 13-14$/mmBTU (gồm phí vận chuyển), như vậy khả năng DCM đã tạm tính toàn bộ khí nhận được trong Q1/2024 theo giá mua của Petronas nên có sự tăng mạnh trong giá mua khí Q1 ( sẽ quyết toán lại cuối năm), dẫn tới LN Q1/2024 của DCM thấp hơn kì vọng 1 chút.
Nếu quyết toán lại cuối năm theo đúng tỷ lệ nhận khí 50/50 thì LNTT của DCM có thể tăng thêm 157 tỷ nữa, tương đương LNST thực tế Q1/2024 rơi vào khoảng 485 tỷ.
Về giá trị hợp lý
DCM là một trong những doanh nghiệp phân bón hàng đầu với triển vọng cải thiện lợi nhuận mạnh mẽ trong năm 2024, cùng bảng cân đối kế toán lành mạnh với lượng tiền mặt lớn chúng tôi cho rằng DCM là lựa chọn hấp dẫn. Investone đưa ra mức giá mục tiêu cho DCM quanh mức 42.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tham khảo và mua vào đối với cổ phiếu DCM cho mục tiêu dài hạn
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Investone đã tổng hợp và phân tích, cảm ơn quý anh chị nhà đầu tư đã theo dõi và lắng nghe, chúc anh chị giao dịch hiệu quả.