Chứng khoán
Trong phiên VN-Index diễn biến thận trọng, NĐT cá nhân mua ròng 33,2 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 52,4 tỷ đồng.
Trước thông tin khá lạc quan của thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng mở cửa với mức tăng khá tốt vào đầu phiên. Tuy nhiên, lực cầu giá cao vẫn còn thận trọng và khiến VN-Index lùi trở lại quanh mốc tham chiếu.
Kết phiên, VN-Index tăng nhẹ 2,98 điểm, tương đương 0,28% và đóng cửa tại 1.050,43 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên trước, với 667,9 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.
VN30 cũng không thể duy trì đà tăng đầu phiên và quay trở lại giằng co quanh mốc tham chiếu. Số lượng cổ phiếu tăng và giảm trong nhóm cũng không có sự chêch lệch. Cụ thể, trong 13 cổ phiếu đóng cửa xanh, dẫn đầu là GVR (+3,3%), theo sau là STB (+3,1%), GAS (+1.8%), NVL (+1,6%), HPG (+1,1%), … Ở chiều ngược lại, 13 cổ phiếu giảm giá gồm có PDR (- 3,2%), SSI (-1,5%), VIC (-1,3%), FPT (-1,2%), MSN (-1%)…
Trạng thái giằng co của thị trường cũng xuất phát từ sự phân hóa giữa các nhóm ngành và vốn hóa. Nhóm hóa chất, bất động sản và đặc biệt là ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ thu hút dòng tiền đáng chú ý nhất trong phiên giao dịch. Họ dầu khí cũng được nâng đỡ khá tích cực. Tuy nhiên, nhiều nhóm ngành lớn khác đều chứng kiến sự đuối sức của lực cầu và đóng cửa tại mức giá thấp.
Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.
Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, khối này mua ròng 22,8 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 174,5 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 5/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là tài nguyên cơ bản, dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 14/12 gồm HPG, VND, NVL, VPB, ACB, EIB, FUEVFVND, HSG, BCM, SHB.
Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là bất động sản. Top các mã bị bán ròng gồm VIC, MSN, VNM, SAB, FPT, VHM, MWG, TCB, VCB, MBB.
Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.
Giao dịch ngược chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 84,4 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 198,5 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 6/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp. Top bán ròng có GEX, SCR, VHM, FUEVFVND, SZC, VCI, TPB, VIB, VHC, BID.
Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng có MSN, SAB, VNM, STB, HPG, MWG, TCB, SHI, KBC, VPB.
Trong phiên VN-Index diễn biến thận trọng, NĐT cá nhân mua ròng 33,2 tỷ đồng, tuy nhiên họ bán ròng khớp lệnh là 52,4 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 7/18 ngành, chủ yếu là ngành thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm VNM, VIC, SSI, GEX, SHB, VRE, FPT, NKG, HSG, HDB.
Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 11/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành dịch vụ tài chính, bất động sản. Top bán ròng có NVL, STB, VHM, VND, HCM, PVD, HDG, HPG, SBT.
Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.
Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 24,6 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 28,4 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm bất động sản, dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VHM, NVL, HCM, STB, VCI, PVD, HDG, SBT, VND, FRT.
Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VNM, HPG, SSI, VIC, SHB, NKG, SAB, PVT, VRE.
Theo Thu Thảo – VietnamBiz
12 lượt thích
© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.
Trader Gà
2 năm trước
Đã chỉnh sửa