FMC triển vọng
Trong tháng 11, sản xuất tôm thành phẩm của CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC – sàn HOSE) đạt 1.451 tấn, sản lượng tiêu thụ đạt 1.624 tấn (tăng 45% so với cùng kỳ). Doanh thu tháng 11 đạt 17,4 triệu USD (tăng 25% so với cùng kỳ). Giá trị đơn hàng xuất khẩu của FMC trong tháng 11 đạt 12,4 triệu USD (tăng gần 20% so với cùng kỳ). Nhìn chung, tình hình đơn hàng của FMC đang có xu hướng cải thiện trong các tháng gần đây và tăng trưởng trở lại so với cùng kỳ.
Hiện nay, thị trường Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của FMC và doanh nghiệp sẽ tiếp tục hướng đến các thị trường như EU và Mỹ khi nhu cầu tại các thị trường này phục hồi. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại thị trường Mỹ đã có sự cải thiện cũng là tín hiệu tích cực đối với hoạt động xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Nhà máy thủy sản Sao Ta (công suất 15.000 tấn/năm) được đưa vào vận hành chạy thử từ nửa đầu năm 2023; Nhà máy chế biến tôm Tam An (công suất 5.000 tấn/năm) được đưa vào vận hành từ cuối năm 2022. Từ đó, FMC đã nâng tổng công suất thêm 20.000 tấn/năm, tăng khoảng 70% công suất chế biến trước đó là 30.000 tấn/năm. FMC sẽ tiếp tục nâng cao hiệu suất hoạt động của 2 nhà máy trên trong năm 2024 khi nhu cầu đơn hàng quay trở lại. Chúng tôi kỳ vọng FMC có thể cải thiện biên lợi nhuận nhờ vùng nuôi mới với diện tích khoảng 200 ha đạt chứng nhận ASC để xuất khẩu sang các thị trường như Tây Âu.
Thêm một yếu tố đáng chú ý khác là từ giữa tháng 10, giá tôm sú, tôm thẻ đồng loạt tăng mạnh trở lại. Nguyên nhân đến từ nhu cầu xuất khẩu tăng trong dịp cuối năm, đồng thời nguồn cung cũng đang sụt giảm do nhiều hộ đã treo ao sau giai đoạn khó khăn. Cụ thể, giá tôm sú đã tăng hơn 30%, giá tôm thẻ cũng tăng gần 5% trong hơn 1 tháng trở lại đây.
Liên hệ zaalo 0986344056
tải app MBS Mobile trên kho ứng dụng > mở TK ekyc > chọn Dịch vụ có broker : 8958 - Đoàn Ngọc Thao
Khắc Trung Thiện Chart
11 tháng trước