HSG – CÁ MẬP NGÀNH THÉP
Trong bài phân tích hôm nay, Investone sẽ chia sẽ cho anh chị một cổ phiếu thuộc ngành thép và đang được rất nhiều nhà đầu quan tâm trong vài phiên giao dịch gần đây. Đó chính là cổ phiếu HSG.
Vậy ngành thép có gì mà lại thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư đến vậy? Hãy cùng Uyên Investone đi tìm hiểu nhé.
Trước sự gia tăng của giá thép đầu năm 2024, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo, hoạt động sản xuất thép của Việt Nam năm 2024 có thể tăng 10% và năm 2025 tăng 8%, khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi, một phần là nhờ hoạt động giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông.
Sự hồi phục mạnh của ngành thép năm nay được thiết lập trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực của kinh tế vĩ mô và sự "đóng băng" của thị trường bất động sản năm 2023. Sang năm 2024, ngành thép được dự báo sẽ có những bước dài tăng trưởng, kéo theo sự hồi phục lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Thép thế giới (WSA) kỳ vọng, nhu cầu thép thế giới dự kiến sẽ tăng 1,9% trong năm 2024 so với 1,8% trong năm 2023 và tăng 1,9% lên mức 1,85 tỷ tấn vào năm 2024. Ngoài ra, nhu cầu từ các nước ASEAN (trừ Việt Nam) dự kiến sẽ tăng tăng 5,2% trong năm 2024, cao hơn mức 3,8% trong năm 2023.
Đối với thị trường trong nước, hàng loạt chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi từ giữa năm 2024, nguồn cung căn hộ dự kiến tăng trưởng 20% sẽ đẩy mạnh nhu cầu và tác động tích cực đến giá thép nội địa.
Đối với thị trường xuất khẩu, xuất khẩu thép Trung Quốc dự kiến giảm trong năm 2024 so với mức nền cao trong năm 2023 (mức cao nhất kể từ năm 2016), từ đó hỗ trợ giá thép xuất khẩu của Việt Nam, cũng như hoạt động của các doanh nghiệp thép Việt Nam.
Quay trở lại với cổ phiếu HSG, thì đây là cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Hoa Sen. Công ty này được thành lập vào năm 2001, với số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng. Tháng 11/2008, Tập đoàn Hoa Sen được niêm yết trên sàn chứng khoán với mã HSG.
Lĩnh vực kinh doanh chủ lực của Tập đoàn Hoa Sen là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tôn thép. Ngoài ra, Hoa Sen còn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng, dịch vụ cho thuê kho và vận tải hàng hóa, Xây dựng công nghiệp và dân dụng,…Các sản phẩm của Hoa Sen Group luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế, được bán và sử dụng tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, Tập đoàn Hoa Sen đã phát triển với hơn 11 nhà máy và hơn 300 chi nhánh trên toàn quốc.
Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, hiện tại Tập đoàn Hoa Sen đã trở thành 1 trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực tôn thép tại Việt Nam.
Tình hình các dự án của Hoa Sen
Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và tổ chức sự kiện Hoa Sen Yên Bái: có diện tích 0,96ha do CTCP Hoa Sen Yên Bái – công ty con của HSG làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 5/2016. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.200 tỷ đồng. Ban đầu, dự kiến dự án sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018. Tuy nhiên, cập nhật tiến độ triển khai trong năm tài chính 2020, chủ đầu tư cho biết khối trung tâm thương mại đã hoàn thiện xây dựng phần thô, còn khu vực nhà phố thương mại vẫn đang hoàn thiện thiết kế, quy hoạch phân lô. Tháng 2/2023, Tập đoàn Hoa Sen góp thêm 81 tỷ đồng vào CTCP Hoa Sen Yên Bái để nâng vốn điều lệ từ 340 tỷ đồng lên 421 tỷ đồng. Tính tới thời điểm ngày 31/3/2024, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của dự án Khách sạn Yên Bái là 393 tỷ đồng, tăng thêm 7,3 tỷ đồng so với đầu năm. Và trong công bố mới đây, Tập đoàn Hoa Sen góp thêm 200 tỷ đồng để nâng vốn điều lệ Hoa Sen Yên Bái từ 421 tỷ đồng lên 621 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành tăng vốn là ngày 7/5/2024. Hình thức tăng vốn là phát hành thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu để huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và triển khai dự án. Sau tăng vốn, Tập đoàn Hoa Sen sẽ sở hữu hơn 97,26% vốn điều lệ công ty con này và các cổ đông khác sở hữu 2,74% vốn còn lại.
Ở diễn biến khác, thì Tập đoàn Hoa Sen cũng đã thông qua việc góp vốn với tỷ lệ 40% để thành lập CTCP Hoa Sen Sài Gòn có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. 60% vốn còn lại đến từ các các cổ đông sáng lập khác. Doanh nghiệp mới này sẽ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm các Bất động sản có giá trị 1.000 - 3.000 tỷ đồng để phát triển các dự án văn phòng - trung tâm thương mại - nhà ở; bố trí văn phòng làm việc cho Tập đoàn Hoa Sen, cho thuê hoặc xem xét chuyển nhượng nếu điều kiện phù hợp.
Việc Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ đang liên tục rót thêm tiền vào các dự án cho thấy Tập đoàn này đang từng bước quay lại giấc mơ bất động sản dang dở nhiều năm trước.
Về kế hoạch kinh doanh
Niên độ tài chính 2023-2024 (từ ngày 1/10/2023 đến ngày 30/9/2024), doanh nghiệp này đưa ra kế hoạch kinh doanh với 2 kịch bản.
Kịch bản 1, Hoa Sen ước tính doanh thu đạt 34.000 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ, nếu sản lượng tiêu thụ tăng 13% lên 1,625 triệu tấn. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 400 tỷ đồng, tăng hơn 12 lần so với kết quả thực hiện trong niên độ 2022 - 2023.
Kịch bản 2, trong trường hợp tổng sản lượng tiêu thụ tăng 21% lên 1,73 triệu tấn, doanh thu ước tính của nhà sản xuất tôn mạ này là 36.000 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế theo đó có thể đạt 500 tỷ đồng, tăng gần 16 lần.
Một số điểm nổi bật tại Đại hội cổ đông thường niên 2024
Tại đại hội, HSG đã trình Đại hội đồng cổ đông thông qua chủ trương tái cấu trúc, chuyên môn hoá mảng sản xuất kinh doanh ống thép, chuyển đổi Công ty TNHH MTV Hoa Sen Phú Mỹ thành CTCP Ống Thép Hoa Sen do HSG sở hữu 99% vốn điều lệ.
CTCP Ống Thép Hoa Sen sẽ tiếp nhận toàn bộ hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ống thép, thời gian và lộ trình triển khai dự kiến từ 1 đến 5 năm. Sau khi CTCP Ống Thép Hoa Sen hoàn tất việc tiếp nhận mảng sản xuất kinh doanh ống thép và đi vào hoạt động ổn định, có lợi nhuận, HĐQT sẽ tiếp tục xây dựng, trình Đại hội đồng cổ đông xem xét thông qua phương án IPO và niêm yết cổ phiếu của CTCP Ống Thép Hoa Sen trên thị trường chứng khoán.
Về triển vọng kinh doanh
Việc giá Thép lên có nhiều lí do:
Thứ nhất: BĐS trung quốc đang ấm dần lên. Trước đây TQ đã kích BĐS ở 1 vài thành phố lớn như Bắc Kinh, thượng hải .....việc mua BĐS thứ 2 ở TQ rất khó khăn, Vợ chồng li hôn, thì phải 3 năm sau mới đc mua, nhưng giờ thì đã gỡ bỏ. Mới đây thì gần như áp dụng khắp địa bàn TQ, Bơm thêm tiền vào TT BĐS
Thứ 2: Việc giai đoạn hạ lãi suất khắp thế giới thì chu kì Hàng hóa lại nở rộ. Đồng, nhôm thì cũng bắt đầu tăng rồi......tiếp theo sẽ là Thép mà thôi
Về triển vọng doanh nghiệp
1. HSG tích trữ hàng tồn kho tại 31/3/2024 lên tới gần 12K tỷ đồng tương đương thời kỳ hưng thịnh nhất ở năm 2021. Trong số hàng tồn kho này còn có xấp xỉ 100 tỷ trích dự phòng giảm giá ở ngày 31/3/2024 => khi giá HRC tăng thì số này sẽ được hoàn nhập. Và hãy nhớ rằng chủ tịch Lê Phước Vũ là một người có tài năng đầu cơ thép HRC rất xuất sắc
2. Sức mạnh tài chính của HSG ở thời điểm hiện giờ là siêu mạnh khi nợ vay rất thấp => và họ đã tận dụng lãi vay rẻ để đầu cơ tích trữ HRC lượng lớn trong quý vừa rồi
Về giá trị hợp lý
Uyên Investone đặt giá mục tiêu trung và dài hạn cho cổ phiếu HSG ở mức 28.000 đồng/cổ phiếu với P/B mục tiêu niên độ 09/2023 – 09/2024 xoay quanh mức trung bình trong giai đoạn 2029 – 2023 là 1.5x.
AE muốn nghe full bài phân tích thì ấn vào đây nhé:
https://youtu.be/Jb7CEmrHniM?si=Zs6DW7dguP7ZCUCc