Jean Charles Leonard Simonde de Sismondi. Các gia tộc lớn trên thế giới - Super Money 11
I- Jean Charles Leonard Simonde de Sismondi
phát hiện chu kỳ kinh tế có thể điều chỉnh nhờ con người.
Jean Charles Léonard Simonde Sismondi (1773-1842) là một trong những đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị tiểu tư sản. Ông là nhà sử học và là nhà kinh tế học của Thụy Sĩ, xuất thân trong một gia đình quý tộc, con trai mục sư Calvin, từng theo học ở trường dòng, sau học đại học tổng hợp và làm việc cho một ngân hàng ở Lyon (Pháp), rồi thư ký cho một hãng buôn ở Giơ-neo-vơ (Thụy Sĩ). Ngoài Pháp và Thụy Sĩ ông đi nhiều nơi, nhiều nước như: Anh, Ý, Đức …tìm hiểu những mặt khác nhau của đời sống dân chúng, những mâu thuẫn và những quan hệ xã hội.
Ông bắt đầu nghiên cứu khoa học từ năm 1800. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là: “Những nguyên lý mới của kinh tế chính trị” (1819), “Lịch sử nước Pháp”, “Lịch sử nước cộng hòa Ý”, “Nghiên cứu về Khoa kinh tế chính trị”.v.v…
Ông là một trong những người tiên phong ủng hộ bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp ốm đau, thuế lũy tiến, quy định giờ làm việc và chế độ hưu trí. Ông cũng là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ giai cấp vô sản để chỉ giai cấp công nhân được tạo ra dưới chủ nghĩa tư bản, và cuộc thảo luận của ông về giá trị mieux dự đoán khái niệm giá trị thặng dư của chủ nghĩa Mác
Theo Gareth Stedman Jones , "phần lớn những gì Sismondi viết đã trở thành một phần tiêu chuẩn của phê bình xã hội chủ nghĩa đối với nền công nghiệp hiện đại."
Được đào tạo thành một sử gia, J. c. L. Simonde de Sismondi (1773-1848) trải qua kinh nghiệm thực tế trong ngành kinh doanh, ngành tài chính ở Pháp khi ông còn rất trẻ. Sau này ông trở thành một trong những nhà phê bình đầu tiên và nổi bật nhất về lý thuyết và phương pháp kinh tế cổ điển trong thế kỷ 19. Như thế, ông đặt nhiều cơ sở dành cho phương pháp phân tích sau này được trường phái lịch sử Đức đề xuất.
* Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng pp chủ quan: xác định đối tượng của KTCT học là phúc lợi vật chất của con người, do Nhà Nước quyết định.
* Lý thuyết kinh tế
1. Sismondi chỉ ra lao động là nguồn gốc duy nhất của của cải, thấy được mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa. Đồng thời ông cũng chỉ rõ thước đo giá trị của hàng hóa là thời gian lao động xã hội cần thiết (đây là bước tiến so với D.Ricardo)
2. Ông kế tục quan điểm của A.Smith, cho rằng sản phẩm xã hội gồm 2 bộ phận:
* 1 là lợi nhuận của công nhân (Tiền lương)
* 2 là lợi nhuận của nhà tư sản và địa tô của địa chủ...
3. Lý thuyết về tiền tệ, ông cho tiền tệ cũng như các hàng hóa khác, cũng như sản phẩm của lao động, thấy được chức năng “thước đo chung của giá trị”, cho rằng nó là vật trung gian trong quá trình trao đổi. (chưa thấy được nguồn gốc của tiền và bản chất chức năng của nó)
4. Lý thuyết về tư bản, ông cho rằng tư bản là vốn sản xuất, bao gồm những tư liệu sản xuất chủ yếu.
5. Lý thuyết về tiền lương, lợi nhuận, địa tô�
* Cho rằng công nhân là người làm ra của cải, vật chất. Sản phẩm công nhân chia làm 2 bộ phận
* Tiền lương: thu nhập lao động của công nhân
* Siêu giá trị: hình thành lợi nhuận của tư bản, địa tô của địa chủ
* Lợi nhuận của tư bản và địa tô của địa chủ là thu nhập không lao động (Manh nha đề cập đến sự bóc lột của tư bản)
* Chỉ rõ quá trình tích tụ của tư bản làm giai cấp công nhân bị bần cùng còn giai cấp tư sản ngày càng giàu có ->nhận ra đặc trưng của chủ nghĩa tư bản.
* Chỉ rõ ruộng đất xấu cũng phải nộp tô (Mầm mống của địa tô tuyệt đối)
6. Lý thuyết về nhân khẩu Giải thích tình trạng thương hiệp bằng 2 lý do:
* Việc áp dụng máy móc vào sản xuất sẽ làm tăng lợi nhuận của nhà tư bản -> thất nghiệp
* Ủng hộ quan điểm của Malthus về mối liên hệ giữa tăng của cái và tăng dân số
7. Lý thuyết về khủng hoảng kinh tế (Lý thuyết trung tâm của Sismondi)�
* Chỉ rõ mục đích của sản xuất là tiêu dùng -> sản xuất phù hợp với tiêu dùng và thu nhập quyết định tiêu dùng.
* Cho rằng khủng hoảng không phải là hiện tượng ngẫu nhiên cục bộ mà là tất yếu trong xã hội tư bản�(Ông là người đầu tiên đề cập đến khủng hoảng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa)
* Khái quát
* Ông bổ sung được nhiều cái mới trong KH KTCT so với A.Smith và D.Ricardo, thể hiện trong việc nhận thức các phạm trù kinh tế.
* Là người đầu tiên vạch ra mâu thuẫn của CNTB, tuy nhiên chưa phân tích được thực chất nguồn gốc và xu hướng phát triển của mâu thuẫn
* Hạn chế
1. Ông coi nhà nước tư sản là đại biểu của mọi giai cấp
2. Phủ nhận tính giai cấp của Nhà nước tư sản
3. Coi mục đích của SXTBCN là tiêu dùng chứ không phải giá trị thặng dư.
Chi tiết:
Những quan điểm kinh tế chủ yếu của Sismondi:
– Phê phán CNTB trên lập trường tiểu tư sản: theo Sismondi không thể định nghĩa Kinh tế chính trị là khoa học về tài sản. Ông cho rằng các tác giả cổ điển đã ngộ nhận về bản chất của Khoa Kinh tế chính trị và đã sai lầm khi xem kinh tế chính trị là khoa học để làm giàu. Theo Sismondi, đối tượng của kinh tế chính trị phải là phúc lợi vật chất của con người và mục đích của việc nghiên cứu kinh tế chính trị không là làm giàu mà là làm thế nào để con người sống dễ chịu hơn. Ông nói: “Kinh tế chính trị trước hết là khoa học về đạo đức, chỉ khi nào nó có chú ý đến tình cảm, nhu cầu và ý muốn của mọi người thì nó mới đạt được mục đích của nó”. Ở đây ông thấy được mối liên hệ giữa kinh tế học và chính sách kinh tế của nhà nước.
Từ đó, ông phê phán các tác giả cổ điển xem thường lợi ích của quần chúng là người sản xuất trực tiếp. Ông chứng minh rằng, với đường lối của các tác giả cổ điển như: tự do cạnh tranh, tự do làm giàu…tuy có gia tăng của cải, nhưng đời sống của người lao động ngày càng giảm sút. Sismondi chống lại lý luận bồi thường của J. B. Say. Ông đã sớm nhìn thấy việc sử dụng máy móc, đại công nghiệp đã tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và làm cho tình cảnh giai cấp công nhân ngày càng tồi tệ. Các nhà công nghiệp nhỏ, công nhân và thương nhân nhỏ, dần dần bị phá sản và tiêu vong. Nước Anh đã đem mục đích hy sinh cho phương tiện, “vì vật mà quên người”. Ông phê phán nền sản xuất lớn TBCN dẫn đến lý tưởng hóa nền sản xuất nhỏ, lý tưởng hóa chế độ gia trưởng, kêu gọi quay về nền sản xuất nhỏ bằng sự can thiệp của chính phủ.
Ông phản đối tính ưu việt của tự do cạnh tranh. Ông cho rằng cạnh tranh có thể làm cho giá cả hàng hóa giảm thấp thật, nhưng nhiều nhà kinh doanh, nhất là những người sản xuất nhỏ bị phá sản. Vì vậy ông kêu gọi nhà nước phải ban hành những quy chế bảo vệ lợi ích của giới lao động.
Về vấn đề khủng hoảng kinh tế, ông cho rằng sản xuất không thích ứng với nhu cầu, vì sản xuất vượt quá mức thu nhập nên dẫn đến sản xuất thừa. Người sản xuất nhỏ thì bị phá sản, công nhân thì không có tiền mua, rồi khuynh hướng tích lũy trong giai cấp thống trị cũng hạn chế tiêu dùng v.v…Từ đó Sismondi kết luận: nhà tư bản muốn thực hiện được giá trị thặng dư thì phải có thị trường nước ngoài vì giá trị thặng dư trong nước không thực hiện được.
Tóm lại, nếu như các nhà kinh tế cổ điển chỉ quan tâm phân tích hiện thực và coi tiêu chuẩn cao nhất của tiến bộ xã hội là sản xuất phát triển, của cải gia tăng thì Sismondi lại quan tâm đến xã hội công bằng và sự phát triển sản xuất một cách nhịp nhàng, từ tốn. Với ý tưởng đó, ông lý tưởng nền sản xuất nhỏ và trong chừng mực nhất định muốn quay CNTB về trong quá khứ. Ông mơ ước khung cửi thay cho máy dệt, ruộng đất chia nhỏ cho nông dân v.v…
– Lý luận về giá trị: Sismondi đã đứng trên lập trường học thuyệt giá trị lao động, ông lấy lao động để quy định giá trị hàng hóa. Ở đây ông nhìn thấy tính chất đặc thù của lao động và nêu lên khái niệm thời gian lao động xã hội cần thiết, trong đó quy định giá trị hàng hóa thành mối liên hệ giữa nhu cầu xã hội và lượng lao động xã hội cần thiết để thỏa mãn nhu cầu đó. Tuy nhiên, ông không đi xa hơn quan điểm của D. Ricardo, thậm chí còn có chỗ thụt lùi so với quan điểm này xét trên quan điểm lập trường của học thuyết giá trị lao động. Chẳng hạn D. Ricardo coi giá trị tương đối của hàng hóa là phụ thuộc vào cạnh tranh, vào lượng cầu, vào mối tương quan giữa thu nhập và lượng cung hàng hóa trên thị trường. Sismondi còn nêu lên khái niệm “giá trị tương đối” (hay giá trị chân chính) và giải thích nó theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa khi gắn nó với mô hình kinh tế biệt lập, cổ truyền kiểu Robinson.
– Lý luận về tiền tệ: Kế tục tư tưởng của Adam Smith, Sismondi cho rằng tiền chỉ là sản phẩm của lao động giống như các hàng hóa khác, tiền là thước đo chung của giá trị và đóng vai trò trung gian của việc trao đổi được dễ dàng hơn. Sismondi chưa phân biệt được bản chất của tiền một cách sâu sắc.
– Lý luận về lợi nhuận, tiền lương và địa tô:
+ Về lợi nhuận, Sismondi đã phát triển tư tưởng của Adam Smith coi lợi nhuận là một bộ phận sản phẩm của lao động, rằng lợi nhuận là kết quả sự cướp bóc của công nhân, là một khoản thu nhập không lao động, là tai họa kinh tế của giai cấp vô sản.
+ Về địa tô, Sismondi cũng coi đó là sự cướp bóc. Ông cho rằng ruộng đất xấu không đưa lại địa tô và nêu lên những tư tưởng ban đầu về địa tô tuyệt đối gắn liền với độc quyền sở hữu ruộng đất.
+ Về tiền công, Sismondi cũng theo quan điểm của A Smith coi tiền công phụ thuộc vào tích lũy tư bản, vào số lượng công nhân và quan hệ cung-cầu về lao động.
Tóm lại, về cơ bản những quan điểm kinh tế của Sismondi còn đứng trên lập trường của những nhà tư sản cổ điển Anh (Adam Smith và D. Ricardo) để giải thích các phạm trù về nền sản xuất TBCN, do đó còn chứa đựng nhiều hạt nhân khoa học.
II- Các gia tộc lớn trên thế giới (giàu hơn cả quốc gia họ ở). Top 20 gia tộc giàu và quyền lực nhất thế giới hiện nay
VOH - Các gia tộc giàu trên thế giới không chỉ có khối tài sản kếch xù mà còn có sức ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực. Dưới đây là danh sách những gia tộc giàu nhất thế giới do Bloomberg bình
Các gia tộc giàu nhất thế giới có tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh trong xã hội, tạo nên tiếng vang nhất định. Trong bối cảnh kinh tế 2023 đầy biến động, các gia tộc hùng mạnh này đã xoay xở để phát triển khối tài sản khổng lồ. Trong bài viết sau, hãy cùng VOH tìm hiểu sâu sắc hơn, không chỉ về tiềm lực tài chính vô song mà còn về những điều thú vị xoay quanh cuộc sống gia đình của họ.
Gia tộc giàu nhất thế giới là gia tộc nào?
Báo The Financial Express đã trích dẫn bảng xếp hạng 25 gia tộc giàu nhất thế giới thường niên của Hãng tin Bloomberg, cho thấy, Al Nahyan (hay còn được gọi là Abu Dhabi) là gia tộc giàu nhất thế giới năm 2023.
Điều này đã gây bất ngờ bởi mặc dù mới “tham gia” cuộc đua lần đầu tiên nhưng gia đình hoàng gia Al Nahyan lại giành lấy vị trí quán quân. Với khối tài sản lên đến 305 tỷ USD, gia tộc này đã đánh bại gia đình Walton - "ông trùm" bán lẻ của thế giới vốn dẫn đầu danh sách nói trên nhiều năm liền - tới 45 tỷ USD.
Gia tộc Al Nahyan đã trị vì Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) kể từ khi độc lập cách đây nửa thế kỷ. Để tích lũy khối tài sản không lồ, ngoài sở hữu 6% trữ lượng dầu mỏ trên toàn cầu, kiểm soát nhiều quỹ tài sản tư nhân như Cơ quan đầu tư Abu Dhabi và công ty đầu tư Mubadala, có tài sản ước tính 1.000 tỷ USD, các thành viên trong gia tộc Al Nahyan đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Từ sản phẩm nội y Savage X Fenty của Rihanna cho đến Tập đoàn SpaceX của Elon Musk. Các chuyên gia đánh giá, chính sự phân bổ nguồn lực khôn ngoan đã đưa sự giàu có của gia tộc này lên tầm cao mới.
Với khối tài sản gần 1,5 nghìn tỷ USD, gia tộc Al Nahyan nắm giữ những vị trí vô cùng quan trọng trong tình hình kinh tế - chính trị của khu vực UAE lẫn thế giới.
Tổng thống UAE Mohamed bin Zayed Al Nahyan - người đứng đầu gia tộc Nahyan - chụp hình cùng gia đình - Ảnh: Instagram
Có thể nói, những gia tộc giàu nhất trên thế giới phần lớn đã tồn tại từ rất lâu, không chỉ có truyền thống và văn hóa đáng ngưỡng mộ, khối tài sản của họ cũng gây ấn tượng mạnh đối với mọi người. Theo sau gia tộc Al Nahyan còn có nhiều cái tên cộm cán khác.
Gia đình Al Nahyan
* Tài sản: 305 tỷ USD
* Thế hệ sở hữu: 3
Gia tộc Al Nahyan, sở hữu tổng giá trị tài sản khổng lồ, giàu có hơn cả hai tỷ phú Jeff Bezos và Bill Gates cộng lại. Cụ thể, giá trị tài sản ròng của gia đình hoàng gia này hiện vào khoảng 305 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Bloomberg, đây chỉ là ước tính khối tài sản cá nhân, còn việc xác định tổng tài sản của gia tộc Al Nahyan gần như là không thể. Nguyên nhân là do bên cạnh khối tài sản khổng lồ trên, gia tộc này còn nắm quyền quản lý 1.200 tỷ USD tài sản quốc gia mà chưa tính đến trữ lượng dầu mỏ.
Cung điện Qaṣr Al-Waṭan, Dinh Tổng thống của UAE, nằm ở Abu Dhabi, có giá trị lên tới 472,8 triệu USD là một trong những tài sản đắt giá nhất của gia tộc này. Họ cũng sở hữu hạm đội bay bao gồm 8 máy bay; 3 trong số 10 du thuyền lớn nhất thế giới là Azzam, Blue và Topaz (hiện được gọi là A+), trong đó, siêu du thuyền lớn nhất thế giới Azzam có sức chứa hơn 100 người, có phòng tập chơi golf, khảm xà cừ tinh xảo và đèn chùm được thiết kế đặc biệt; bộ sưu tập siêu xe khổng lồ, chỉ tính riêng bộ sưu tập cá nhân của tỷ phú Sheikh Hamad bin Hamdan Al Nahyan đã có hơn 700 chiếc, bao gồm chiếc SUV lớn nhất thế giới và xe Jeep Willys cao 6,4 m.
Gia tộc Al Nahyan còn sở hữu câu lạc bộ bóng đá Manchester City thông qua tập đoàn Abu Dhabi United (ADUG). Họ mua câu lạc bộ này với giá 200 triệu bảng Anh (khoảng 720 tỷ đồng) và cũng có 81% cổ phần trong City Football Group (công ty kiểm soát nhiều CLB bóng đá khác trên thế giới). Ngoài ra, gia đình hoàng gia này còn đầu tư thêm các điểm du lịch, bao gồm công viên giải trí Ferrari World, bảo tàng Louvre ở Paris và đường đua Công thức 1.
Gia đình WALTON
* Công ty: Walmart
* Tài sản: 260 tỷ USD
* Lĩnh vực: Bán lẻ
* Đến từ: Bentonville, Arkansas, Mỹ
* Thế hệ sở hữu: 3
Ông Rob Walton (đứng giữa) là người thừa kế Tập đoàn Walmart giai đoạn những năm 1992 - 2015 - Ảnh: BLOOMBERG
Ở vị trí sổ 2 là gia tộc Walton với khối tài sản gần 260 tỷ USD. Hiện họ đang nắm giữ 46% cổ phần của hãng bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart với doanh thu gần 611,3 tỷ USD.
Sam Walton là người chủ gia tộc, đồng thời cũng là người sáng lập nên Walmart. Ngoài khoản tiết kiệm của mình, ông đã vay thêm tiền của bố vợ, thuê 8 công nhân và thành lập cửa hàng bán lẻ đầu tiên lấy tên là Walmart, ngay tại thị trấn Bentonville quê hương vào năm 1962. Đến năm 1991, chuỗi siêu thị của ông đã trở thành nhà bán lẻ lớn nhất quốc gia.
Sau khi Sam Walton qua đời vào năm 1992, con trai của ông là Rob Walton trở thành người thừa kế tập đoàn trong giai đoạn những năm 1992 - 2015. Đến năm 2016, Steuart Walton (con trai Jim Walton) được chọn là người tiếp theo chèo lái Walmart. Với tầm hiểu biết chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh điện tử, anh đã nhanh chóng phát triển Walmart lên hơn 11.000 cửa hàng tại khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hiện Walmart tiếp tục mở rộng phạm vi kinh doanh bằng việc mở nhiều chuỗi công ty con như: Walmart Canada, Flipkart, Walmex, Sam’s Club... Đây là bước đi đầu hứa hẹn về sự tăng trưởng đáng kể của gia tộc Walton trong thời gian tới.
Gia đình HerMès
* Công ty: HerMès
* Tài sản: 150,9 tỷ USD
* Lĩnh vực: Hàng xa xỉ
* Đến từ: Paris, Pháp
* Thế hệ sở hữu: 6
Năm 1837, Thierry HerMès thành lập một cửa hàng sản xuất yên ngựa. Sau hơn 180 năm hình thành và phát triển, Hermès trở thành công ty có tiếng trong ngành công nghiệp xa xỉ mang về doanh số hàng tỷ USD. Gia đình 6 thế hệ Hermès sở hữu hãng đồ hiệu cùng tên với hơn 307 cửa hàng ở các quốc gia như Mỹ, Nga và các nước châu Á. So với năm 2022, khối tài sản của họ đã tăng 56 tỷ USD.
Gia đình MARS
Công ty: Mars�Tài sản: 141,9 tỷ USD�Lĩnh vực: Bánh kẹo, chăm sóc thú cưng�Đến từ: McLean, Virginia, Mỹ�Thế hệ sở hữu: 5
Gia tộc Mars bắt đầu với các nhà máy chuyên sản xuất bánh kẹo chuyên như Milky Way và Snickers trong những năm 1920 và 1930. Sau đó, họ lấn sân sang sản phẩm chăm sóc thú cưng và đạt nhiều thành công. Họ sở hữu nhiều chuỗi đồ ngọt nổi tiếng như M&M, Milky Way và Mars Bars. Trong năm 2023, doanh thu của Công ty Mars là hơn 47 tỷ USD, nâng tổng tài sản của gia tộc này lên 141,9 tỷ USD.
Hiện cháu trai của Franklin Clarence Mars - Stephen Badger là người tiếp quản sự nghiệp của gia tộc.
Gia đình Al Thani
* Tài sản: 133 tỷ USD
* Thế hệ sở hữu: 8
Tiểu vương Tamim bin Hamad al-Thani trong buổi lễ chào đón Tổng thống Iraq Barham Salih vào ngày 28/8/2021 - Ảnh: Reuters
Gia đình Al Thani ở Qatar, có nguồn gốc từ giữa thế kỷ 19. Họ kinh doanh đa dạng với nhiều lĩnh vực từ dầu khí, khách sạn, bảo hiểm, hợp đồng tài chính cho đến tài sản nước ngoài. Năm 2023, tài sản của họ đã tăng lên 133 tỷ USD, đưa họ lên đỉnh cao về tài sản toàn cầu nhờ vào chiến lược khai thác trữ lượng khí đốt ngoài khơi.
Gia đình KOCH
* Công ty: Koch Industries
* Tài sản: 125 tỷ USD
* Lĩnh vực: Công nghiệp
* Đến từ: Wichita, Kansas, Mỹ
* Thế hệ sở hữu: 3
Charles Koch (bên trái) và David Koch cùng thừa kế công ty lọc dầu của cha - ông Fred Koch - Ảnh: Reuters
Koch Industries được thành lập bởi Fred Koch năm 1940. Sau khi qua đời năm 1946, tập đoàn được điều hành và sở hữu phần lớn bởi các con trai của ông, những người được biết đến nhiều hơn với cái tên "anh em nhà Koch" - David và Charles, mỗi người sở hữu 42% công ty. Năm 2018, David (79 tuổi) rời khỏi vị trí vì lý do sức khỏe và qua đời 1 năm sau đó; trong khi Charles (89 tuổi) vẫn là Chủ tịch kiêm CEO.
Ban đầu, Koch Industries chỉ chuyên về hóa dầu. Hiện nay, tập đoàn đã đầu tư vào nhiều ngành khác nhau, từ xăng dầu, hóa học, trại chăn nuôi đến tài chính và thương mại, đặc biệt là buôn bán nguyên vật liệu thô, phân bón, kiến trúc, giấy, vận tải và cả mảng phân phối.
Được biết, doanh nghiệp dầu mỏ Koch Industries có khối tài sản hơn 123,7 tỷ USD và doanh thu hằng năm xấp xỉ 125 tỉ USD. CEO Charles Koch thường xuyên đóng góp cho các quỹ từ thiện, cho thấy tác động tích cực của gia đình siêu giàu này đối với xã hội.
Gia đình Al Saud
* Công ty: N/A
* Tài sản: 112 tỷ USD
* Lĩnh vực: Công nghiệp
* Đến từ: Riyadh, Saudi Arabia
* Thế hệ sở hữu: 3
Đứng ở vị trí thứ 7 trong danh sách những gia tộc giàu nhất thế giới là Al Saud. Nhờ tận dụng tốt nguồn tài nguyên dầu mỏ vô song của quốc gia vùng Saudi Arabia, gia tộc Al Saud có được sự sung túc và giàu sang trải qua nhiều thế hệ.
Được biết, gia tộc Al Saud đã lãnh đạo Saudi Arabia trong 90 năm qua. Gia đình này thu lợi từ môi giới hợp đồng chính phủ, buôn bán bất động sản và kinh doanh dầu mỏ. Theo ước tính, cá nhân Thái tử Mohammed bin Salman có khối tài sản trị giá hơn 25 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với năm 2022.
Gia đình Ambani
* Công ty: Reliance Industries
* Tài sản: 89,9 tỷ USD
* Lĩnh vực: Công nghiệp
* Đến từ: Mumbai, Ấn Độ
* Thế hệ sở hữu: 3
Ông Mukesh Ambani xuất hiện tại cuộc họp thường niên của Công ty Reliance Industries vào ngày 5/7/2018 - Ảnh: Reuters
Ambani là gia tộc Ấn Độ giàu bậc nhất châu Á và cũng nằm trong Top những gia tộc giàu nhất thế giới hiện nay. Khối tài sản trong năm 2023 của gia tộc này lên con số 89,9 tỷ USD. Reliance hiện là công ty có tầm ảnh hưởng lớn nhất Ấn Độ, với các ngành kinh doanh trải rộng từ dầu mỏ, hóa dầu đến viễn thông, thương mại điện tử và năng lượng xanh.
Đến nay, Reliance Industries trở thành công ty thuộc nhóm Fortune 500 với doanh thu 100 tỷ USD mỗi năm. Ông Mukesh Ambani, người đứng đầu Tập đoàn Reliance Industries cũng như dòng họ Ambani, đang sống cùng gia đình trong căn biệt thự 27 tầng ở thành phố Mumbai, Ấn Độ.
Gia đình Wertheimer
* Công ty: Chanel
* Tài sản: 89,6 tỷ USD
* Lĩnh vực: Hàng xa xỉ
* Đến từ: Pari, Pháp
* Thế hệ sở hữu: 3
Hai doanh nhân kín tiếng U80 là Alain Wertheimer và em trai Gérard hiện đang chia nhau kiểm soát toàn bộ đế chế kinh doanh Chanel, cũng như nhiều bất động sản trên toàn thế giới. Alain và Gérard lần lượt là người giàu thứ 4 và 5 tại nước Pháp, xếp đồng hạng 42 trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes với khối tài sản ròng của mỗi người ước tính lên đến 30,5 tỷ USD.
Alain và Gerard Wertheimer được hưởng lợi khi ông nội của họ - Pierre Wertheimer - hợp tác với nhà thiết kế mới nổi Coco Chanel vào những năm 1920. Đây được xem là viên gạch đầu tiên giúp xây dựng nên cơ đồ của gia tộc Wertheimer. Đến năm 1953, vì Coco Chanel chỉ còn 10% cổ phần công ty, nên ngoài việc sử dụng tên mình cho các sản phẩm, bà có rất ít quyền can thiệp vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh, nên đã quyết định khởi xướng vụ kiện chống lại nhà Wertheimer nhưng không thành công.
Năm 1965, Pierre qua đời. Quyền điều hành công ty được chuyển cho con trai ông là Jacques. Năm 1971, gia đình Wertheimer đã mua lại 10% cổ phần của Coco Chanel khi bà qua đời. Năm 1973, Alain - con trai của Jacques - đã thuyết phục Hội đồng quản trị để thay thế vị trí của cha mình. Alain trở thành Chủ tịch của Chanel ở tuổi 25, còn em trai Gérard đứng đầu bộ phận quản lý đồng hồ.
Để vực dậy thương hiệu Chanel đang dần kiệt quệ, hai anh em nhà Wertheimer đã làm việc chăm chỉ. Alain ngay lập tức cải tổ thương hiệu bằng cách mở rộng phân khúc quần áo may sẵn, thiết lập lại thị phần để dẫn đầu lĩnh vực nước hoa cao cấp. Trong đó, quyết định sáng suốt nhất chính là thuyết phục nhà thiết kế người Đức Karl Lagerfeld trở thành Giám đốc sáng tạo cho thương hiệu. Kể từ đó, Chanel đã trở thành thương hiệu thời trang xa xỉ được cả thế giới biết đến.
Ngày nay, Alain và Gérard vẫn tiếp tục điều hành Chanel và trở thành những tỷ phú thậm lặng nhất trong làng thời trang. Doanh thu năm 2023 của hãng là 89,6 tỷ USD, tăng cao so với năm 2022 (79 tỷ USD). Ngoài ra, công ty còn đầu tư vào các lĩnh vực như chăn nuôi và đua ngựa, vườn nho...
Gia đình Thomson
* Công ty: Thomson Reuters
* Tài sản: 71,1 tỷ USD
* Lĩnh vực: Truyền thông
* Đến từ: Toronto, Canada
* Thế hệ sở hữu: 3
Thompson là gia tộc giàu nhất Canada nhờ vào “ông trùm” truyền thông Roy Thomson - người sở hữu hãng thông tấn Reuters vang danh toàn cầu.
Với xuất thân không nổi bật, Roy Thomson đã không ngừng nỗ lực để đạt được những điều không tưởng. Sự giàu có của gia đình giàu nhất Canada bắt nguồn từ những năm 1930 khi Roy Thomson mở một đài phát thanh Ontario. Sau đó, ông phát triển sang lĩnh vực báo chí, trở thành người đi đầu ngành truyền thông ở Canada.
Có thể nói, đây là bước đệm cho sự thành lập của Tập đoàn truyền thông Thomson Corp. Gia đình này hiện nắm giữ 69% tại nhà cung cấp dữ liệu tài chính và dịch vụ Thomson Reuters thông qua công ty đầu tư Woodbridge. Khối tài sản của gia đình Thompson trong năm 2023 đạt hơn 71,1 tỷ USD.
Bên cạnh việc đứng trong “hàng ngũ” những gia tộc giàu nhất thế giới thì để đạt được công nhận là những gia tộc quyền lực nhất họ còn phải có tầm ảnh hưởng nhất định đến kinh tế và xã hội thế giới. Vậy đâu là Top những gia tộc quyền lực nhất thế giới là ai?
Gia tộc Rothschild
Gia tộc Rothschild được mệnh danh là trung tâm giao dịch tài chính toàn cầu ở thập niên 60 của thế kỷ XVIII. Gia tộc ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện tại chính lúc bấy giờ ở Châu Âu, bằng cách trợ tài chính cho nhiều cung điện hoàng gia và hệ thống chính phủ khác nhau ở thế kỷ XIX. Đến tận ngày nay, nhiều người cho rằng Gia tộc Rothschild vẫn có sự chi phối nhất định ở Cục dự trữ Liên bang Mỹ.
Tầm ảnh hưởng của gia tộc này đã được tờ Telegraph của Anh đã viết thế này: “Rothschild là gia tộc các ông chủ ngân hàng đa quốc gia từ 200 năm nay, là biểu tượng của tiền bạc, sự giàu có, quyền lực và những bí mật trong thế giới tài chính”. Trong khi đó, cố Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli (nhậm chức từ năm 1844) cho rằng: “Gia tộc Rothschild là chúa tể của trung tâm tài chính tiền tệ thế giới, các quốc vương và các bộ trưởng ở châu Âu đang chăm chú lắng nghe những lời giáo huấn của họ”.
Mặc dù vậy, những siêu tỷ phú này lại "ẩn mình" thành công trước mọi hãng truyền thông. Bằng chứng là trong tất cả các bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới, chưa từng có thành viên nào trong gia tộc Rothschild góp mặt.
Gia tộc Rothschild giàu đến mức không ai có thể đưa ra một con số thống kê cụ thể. Các chuyên gia thống kê nổi tiếng thế giới ước tính, khối tài sản của họ có thể dao động từ 350 - 500 tỷ USD. Tất nhiên, tất cả chỉ là phỏng đoán. Dù con số cụ thể ấy là gì, thì thực tế đã chứng minh rằng Rothschild là gia tộc giàu có và quyền lực.
Gia tộc Rockefeller
Rockefeller là gia tộc tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ. Hiện đã bước sang thế hệ thứ 7 với 174 người thừa kế, gia tộc này vẫn duy trì được khối tài sản hơn 11 tỷ USD.
Năm 1870, doanh nhân John Davison Rockefeller Sr. (1839 - 1937) thành lập công ty Standard Oil, trở thành ông trùm dầu mỏ khi dầu hỏa và xăng dầu ngày càng trở nên quan trọng. Từ đó ông cũng là người giàu nhất đất nước, kiểm soát 90% tổng lượng dầu ở Hoa Kỳ vào thời kỳ đỉnh cao.
Trong lịch sử hiện đại nước Mỹ, dấu ấn của gia đình Rockefeller ở khắp mọi nơi, từ Ngân hàng Chase JPMorgan đến Trung tâm Rockefeller, từ Quỹ Rockefeller đến Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại, Đại học Rockefeller...
Sau đó, gia tộc này còn cung cấp tài chính cho các hoạt động của Liên Hiệp Quốc cũng như tham gia thành lập Hội kín Bilderberg - nơi tập hợp những cá nhân quyền lực nhất thế giới.
Gia tộc Morgan
Sự trỗi dậy của gia tộc Morgan khi John Pierpont Morgan (1837 - 1913) kết hợp với gia tộc Rothschild để cho Bộ Tài chính Mỹ vay 3,5 triệu ounce vàng sử dụng vào mục đích ổn định nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng năm 1893. Kể từ đó, gia tộc Morgan từng bước có sự chuyển biến không chỉ về sự nghiệp mà còn củng cố quyền lực.
Hiện nay, ngân hàng J.P Morgan Chase được xem là di sản để đời của gia tộc Morgan. Ngoài ra, họ còn là cổ đông lớn tại CitiGroup và là biểu tượng đầu tiên trong việc hình thành thế giới tập đoàn như U.S. Steel (Tập đoàn Thép Mỹ) và General Electric.
Một số nguồn tin không chính thức cho biết, nhà Morgan vẫn là gia tộc sở hữu kho dự trữ vàng tư nhân lớn bậc nhất thế giới. Hầu hết trong số chúng nằm dưới hầm dự trữ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ.
Gia tộc Du Pont
Người đặt nền móng đầu tiên cho gia tộc Du Pont là Éleuthère Irénée du Pont de Nemours. Đó là sự kiện gia tộc Du Pont xây dựng một nhà máy thuốc súng tại Delaware (tiểu bang của Hoa Kỳ) năm 1802.
Gia tộc này được cho là đã gây ảnh hưởng tới rất nhiều chính sách của Mỹ. Trong đó có cuộc đàm phán thỏa thuận lịch sử Louisiana Purchase vào năm 1803. Nhờ vậy, Mỹ đã mua lại một phần diện tích lãnh thổ rộng lớn từ tay Pháp.
Trong Thế chiến I, công ty Du Pont là nhà cung cấp 40% thuốc súng trên toàn thế giới và tới Thế chiến II, chính công ty Du Pont đã cung cấp plutonium để Mỹ chế tạo nên những quả bom hạt nhân đầu tiên.
Tuy nhiên, gia tộc này cũng đã trải qua nhiều thăng trầm. Nhưng sau hơn 10 thế hệ cùng nỗ lực phấn đấu, họ đã vực dậy và ngày càng phát triển. Không chỉ được mệnh danh là ông “vua thương nghiệp lâu đời nhất nước Mỹ”, Du Pont còn là một trong những gia tộc giàu có và quyền lực nhất trong lịch sử.
Tập đoàn Du Pont cũng là một trong những tập đoàn hàng đầu trong ngành sản xuất hạt giống cây trồng được biến đổi gen (GMO) trên thế giới.
Gia tộc Bush
Gia tộc Bush có rất sức chi phối lớn trong chính trị của Mỹ. Nền móng của gia tộc bắt đầu với Prescott Sheldon Bush có tham vọng lớn. Trong gia tộc Bush có hai người đều từng trở thành tổng thống Mỹ lần lượt là con trai và cháu trai của Prescott S. Bush - George H. W. Bush và George W. Bush. Với tiềm lực mạnh mẽ ở lĩnh vực dầu mỏ và tài chính, Bush được xem là gia tộc có sức ảnh hưởng lớn nhất trên chính trường Mỹ.
Những gia tộc Hoàng gia giàu nhất thế giới
Các gia tộc hoàng gia với khối tài sản khủng có ảnh hưởng lên nhiều mặt của kinh tế chính trị. Điều có thể khiến bạn ngạc nhiên là hầu hết những gia tộc hoàng thất thuộc top giàu nhất thế giới chủ yếu thuộc khu vực Trung Đông.
Hoàng gia Saudi Arabia
Gia tộc Saud cai trị Saudi Arabia từ năm 1744, thậm chí đã đặt tên đất nước theo gia đình họ (Saudi Arabia). Gia tộc hoàng gia này nắm giữ 1.400 tỷ USD.
Được biết, gia đình Hoàng gia Saudi Arabia có hơn 15.000 thành viên. Trong đó, nhà vua Salman - người trị vì kể từ năm 2015 - được cho là sở hữu tài sản cá nhân trị giá 18 tỷ USD, biến ông trở thành thành viên Hoàng gia giàu nhất thế giới. Hoàng tử Alwaleed bin Talal được cho là thành viên Hoàng gia giàu có thứ hai trong gia đình với 16 tỷ USD.
Ngoài nguồn lợi nhuận lớn đến từ việc khai thác dầu, hoàng gia Saudi còn có cổ phần tại một tập đoàn truyền thông sở hữu những tờ nhật báo Asharq Al-Awsat và Al Eqtisadiah.
Hoàng gia Kuwait
Từ năm 1752, gia tộc Sabah đã cai trị Kuwait. Ngoài ra, họ còn được biết đến với những khoản đầu tư khổng lồ vào các công ty blue-chip lớn ở Mỹ.
Gia đình Hoàng gia Kuwait có khoảng 1.000 thành viên. Ước tính, họ sở hữu khối tài sản trị giá 90 tỷ USD vào năm 1991, nhưng khi giá cổ phiếu tăng, hiện gia tộc này đang nắm giữ khối tài sản có giá trị lên tới 360 tỷ USD.
Nhờ thu nhập cao nhờ có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ sáu thế giới mà hoàng thất Kuwait ngày càng nâng cao tiềm lực kinh tế. Hiện tại, đồng dinar Kuwait là tiền tệ có giá trị cao nhất thế giới. Không những thế, tính đến năm 2015, số cổ phần hoàng gia Kuwait nắm giữ trị giá 592 tỷ USD.
Hoàng gia Qatar
Gia tộc trị vì Qatar là Thani - một trong những gia tộc giàu có nhất thế giới.
Mặc dù Qatar có diện tích nhỏ, vị trí cùng tầm ảnh hưởng của gia tộc Thani trên thế giới lại không hề nhỏ khi sở hữu khối tài sản 335 tỷ USD. Hiện họ đang nắm giữ nhiều khoản đầu tư bất động sản trên toàn cầu bao gồm tòa nhà chọc trời London’s Shard (Anh), Harrods department store (Anh) và Empire State (Mỹ).
Trong đó, Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani (sinh năm 1980), được cho là đang nắm giữ khối tài sản ròng có giá trị 2 tỷ USD. Ông là quốc vương trẻ nhất trên thế giới và là một trong số 8.000 thành viên Hoàng gia Qatar.
Hoàng gia Abu Dhabi, UAE
Hoàng gia Abu Dhabi hiện là gia tộc cai trị 7 tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất từ năm 1793.
Nguồn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên vô cùng phong phú giúp UAE có GDP trung bình cao nhất thế giới và gia tộc Abu Dhabi cũng sở hữu khối tài sản lên đến 150 tỷ USD. Hoàng gia Abu Dhabi đang không ngừng mở rộng khai thác dầu mỏ và khoáng sản để đầu tư cho những lĩnh vực mang tầm quốc tế như hàng không, quân sự, du lịch.
Hoàng gia Anh
Với việc trị vì trong 70 năm, 214 ngày, Nữ hoàng Elizabeth II trở thành người giữ ngai vàng lâu nhất trong lịch sử Hoàng gia Anh, đồng thời là nữ nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất được ghi nhận đối với bất kỳ nữ nguyên thủ nào trong lịch sử, và là quân chủ tại vị lâu thứ hai trong lịch sử, chỉ sau Louis XIV.
Sau khi qua đời, nữ hoàng đã để lại khối tài sản ròng ước tính khoảng 500 triệu USD. Hầu hết tài sản này được tạo ra bởi Sovereign Grant (trợ cấp hoàng gia) cùng với việc sở hữu vương miện, nhiều tài sản của gia đình, bao gồm dinh thự Sandringham ở Norfolk và Balmoral ở Scotland...
Bên cạnh đó, các thành viên Hoàng gia Anh cũng đang sở hữu khối tài sản ròng có tổng giá trị 88 tỷ USD.
Những gia tộc giàu nhất thế giới không chỉ có tiềm lực tài chính mạnh mẽ mà còn có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành của nền kinh tế xã hội. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị và bổ ích.