LÀM TÀI CHÍNH LÀ LÀM GÌ?
Đây là câu hỏi mang nghĩa rộng, nhưng theo quan điểm cá nhân và xét trên nghĩa hẹp hơn ở góc độ đầu tư tài chính thì người "làm tài chính" cần dẫn được nguồn vốn của nhà đầu tư (NĐT) vào đúng nơi hiệu quả, có mức sinh lời thỏa đáng với mục tiêu đầu tư và rủi ro trong khả năng chấp nhận được của nhà đầu tư.
Đã đi đầu tư thì không thể nào không có rủi ro, kể cả việc gửi tiền vào ngân hàng với mức lãi suất chỉnh loanh quanh 5-6%/năm cũng có rủi ro nếu ngân hàng phá sản.
Đầu tư chứng khoán nói chung hay cổ phiếu nói riêng đương nhiên là có mức rủi ro cao hơn rất nhiều so với việc gửi ngân hàng. Nhưng đổi lại là mức sinh lời rất hấp dẫn. Nhưng theo quan sát nhiều năm trên thị trường đa phần nhà đầu tư sẽ thua lỗ trong những năm đầu tham gia thị trường (cá nhân mình cũng vậy). Nên mình rất quan trọng vấn đề quản trị rủi ro trong khi đầu tư cổ phiếu.
Có một vài nguyên tắc đơn giản như sau mình hay áp dụng cho việc phân bổ danh mục đầu tư cổ phiếu cho nhà đầu tư cá nhân có thể giúp giảm thiểu được rủi ro và có thể gia tăng hiệu suất đầu tư:
1. KHÔNG BỎ TRỨNG VÀO 1 GIỎ
1.1 Nên phân bổ ít nhất 3 cổ phiếu và nhiều nhất 7 cổ phiếu đối với danh mục của một nhà đầu tư cá nhân. Đừng bao giờ nên all-in vào một cổ phiếu duy nhất vì có những rủi ro cụ thể đối với từng cổ phiếu mà chúng ta không thể lường trước được.
1.2. Tránh phân bổ tập trung vào một ngành duy nhất.
2. NÊN TÌM HIỂU NHIỀU NHẤT CÓ THỂ VỀ CỔ PHIẾU DỰ ĐỊNH MUA.
Nên "làm bài tập về nhà" cho thật kỹ cổ phiếu dự định mua. Nếu không biết phân tích thì nên đọc báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán làm. Đọc để hiểu cơ bản doanh nghiệp, phần giá mục tiêu chỉ nên "tham khảo".
Cơ bản cổ phiếu nắm chắc thì mới có đủ tin tưởng nắm giữ cổ phiếu dài trong uptrend, ăn trọng con sóng và có lãi nhiều được. Trading lướt sóng chỉ kiếm được vài ba đồng lẻ trên thị trường nhưng cuối cùng nhìn lại sau 1 chu kỳ chắc chỉ hòa vốn hoặc lỗ mà thôi.
Ví Dụ: về cách phân bổ một danh mục theo chiến lược BUY & HOLD TO DIE (MUA & NẮM GIỮ)
Nhân tiện đây khuyến nghị 3 cổ phiếu bluechip dành cho nhà đầu tư cá nhân không chuyên theo chiến lược này & cách phân bổ:
1. FPT - ngành CNTT (40%)
2. PNJ - ngành Bán Lẻ Hàng Xa Xỉ (30%)
3. ABC - ngành Ngân Hàng (30%)
Phúc Duy Bùi Hiển
7 tháng trước