Trang chủ
Video
Chế ảnh

Chứng khoán

Thắng Vũ Nguyễn Đức

7 tháng trước

MWG – ÔNG VUA BÁN LẺ - 10 NĂM MỘT HÀNH TRÌNH (PHẦN 3) – VƯƠN MÌNH RA BIỂN LỚN!!

MWG – ÔNG VUA BÁN LẺ - 10 NĂM MỘT HÀNH TRÌNH (PHẦN 3) – VƯƠN MÌNH RA BIỂN LỚN!!
Chế ảnh này

MWG – ÔNG VUA BÁN LẺ - 10 NĂM MỘT HÀNH TRÌNH (PHẦN 3) – VƯƠN MÌNH RA BIỂN LỚN!!


Ps: Đây sẽ là 1 bài đánh giá sâu về Era Blue, triển vọng dài hơi của MWG sau BHX


“Thế giới vốn dĩ rất rộng lớn và chúng ta có nhiều việc để làm” – trích từ cuốn sách của chủ tịch Daiwoo Kim Woo Choong viết.

Trong gần 2 thập kỷ, Thế giới di động đã là cái tên gần gũi và quen thuộc với người Viêt. Đi đến đâu, với hình ảnh logo “black guy” nằm trong nền vàng tròn – người Việt Nam đều có thể nhắc đến tên đó là doanh nghiệp nào.


Nhưng sau gần 2 thập kỷ, thị trường ICT dường như đã quá nhỏ, thị trường điện máy và độ gia dụng đã đạt đến điểm bão hòa và sẽ tăng trưởng đều cùng tốc độ gia tăng dân số và GDP. MWG đã trở thành tay chơi bán lẻ lớn nhất trong cả 2 mảng với thị phần đồ gia dụng trên 50%, thị phần ICT đạt trên 40%. Còn với Bách hóa và Dược phẩm thì vẫn đang được triển khai.


Nếu động lực tăng trưởng trong 5 năm tiếp theo đến từ BHX, vậy thì sau 5 năm nữa – MWG sẽ đi về đâu. Nếu trong nước ta không tăng trưởng được – vậy thì hãy “GO GLOBAL”. Đây là chiến lược mà nhiều doanh nghiệp tỷ đô tại Việt Nam cũng đang làm ở hiện tại. Để đi tìm cầu cho sản phẩm mình đang cung, để đi phục vụ các dịch vụ mà thị trường các nước khác bị phân mảnh (fragmented) hoặc đang thiếu.


Có 1 thực tế đó là: “Ngành bán lẻ cần phải am hiểu văn hóa và thói quen mua sắm của người dân bản địa tại các khu vực khác nhau, kết hợp cùng yếu tố pháp lý và điều kiện kinh doanh”. Chỉ khi đó thì mới phục vụ tốt được. Nếu xét về thói quen và văn hóa, 2 người hàng xóm Đông Dương đó là Lào và Campuchia có những nét tương đồng với Việt Nam. Và đó là 2 thị trường đầu tiên được chọn.


https://www.thegioididong.com/tin-tuc/the-gioi-di-dong-chinh-thuc-co-cua-hang-dau-tien-ben-ngoai-lanh-tho-vn-995496


Chuỗi cửa hàng đầu tiên của MWG tại Campuchia có tên là Big Phone với kỳ vọng doanh thu sẽ là 100,000 USD/tháng – đánh mạnh vào phân khúc Tablet (chiếm 85% sản phẩm), bên cạnh đó 15% còn lại là sim, thẻ cào và điện thoại. Sau đó, Big phone đổi tên thành Bluetronic với mục đích nhằm mở rộng thị trường sang cả mảng đồ gia dụng và tìm nguồn phân phối. Đến 2021, MWG đã sở hữu 55 cửa hàng tại đây với top 1 thị phần nhưng sau đó đóng lại còn 2 cửa hàng vào năm 2023 chỉ hoạt động tại thủ đô.


MỘT SỐ LÝ DO KHIẾN MWG ĐÓNG CHUỖI TẠI CAMPUCHIA


[1] Thị trường đồ điện từ tại Campuchia chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ các mặt hàng nhập lậu thay vì chính ngạch.

Không có luật pháp bảo vệ, do đó hàng do MWG phân phối sẽ phải đối mặt với các mặt hàng xách tay, hàng tuồn thông qua nhiều đường khác nhau. (Tại Việt Nam sau này đã có luật để bảo về hàng chính ngạch đối đầu với hàng chợ đen “grey market”).


[2] Các cửa hàng nhỏ lẻ tại Campuchia (retailers) không bị đánh thuế VAT, nhưng chuỗi thì lại có. Do đó các sản phẩm của Bluetronics sẽ cao hơn giá chung 10%-15%, khó cạnh tranh về giá. Nếu cạnh tranh thì không có lãi


[3] Và điểm cuối cùng: Dân số Campuchia chỉ có 16,77 triệu người (tính đến hết 2022). Do đó nhìn về dung sai thị trường, quy mô cả 2 thị trường là gia dụng và ICT là không quá lớn (chỉ bằng 1/8 so với Việt Nam).


Việc gồng mình nuôi 1 BHX và An Khang đang bào tiền, cân đối với chuỗi điện thoại đang chiến giá trong nước và chuỗi gia dụng tăng trưởng chậm thời điểm đó. Bluetronic tính đến hết 2021 cũng chỉ tạo ra khoảng 990 tỷ doanh thu (55 cửa hàng x 1.5 tỷ/cửa hàng) – biên LNR ngành điện máy là khoảng 3.5%. Tức Bluetronic chỉ đem về có 34 tỷ LNR sau thuế cho MWG – không đáng kể.


THẾ MẠNH MWG TRONG NGÀNH ĐIỆN TỬ ĐÓ LÀ:


[1] Khả năng xây dựng chuỗi và nhân rộng quy mô nhanh chóng nhờ quy mô vốn dồi dào và lớn


[2] Nhân sự cực kỳ am hiểu về ngành hàng điện từ và gia dụng (chỉ có 1 số ít doanh nghiệp có được). Lợi thế này sẽ giúp định hướng phát triển chuỗi, dự báo tồn kho sản phẩm và như cầu thực tế trong từng thời kì chính xác và sát nhất với thị trường.


[3] Có sẵn quan hệ trực tiếp với các nhà sản xuất, tối ưu hóa được chi phí “Logistics”


=> Đây chính là KIỀNG 3 CHÂN của Thế giới di động và hiếm có doanh nghiệp nào có được.


Nhân hòa đã có, Thiên thời chưa tới, nhưng địa lợi cần tìm trước. Đó là lúc MWG hướng tới thị trường Indonesia.


(1) Trước hết cần phải nói rằng, các vấn đề về thuế và luật pháp bảo về cho các sản phẩm chính ngạch tại Indonesia tốt hơn hẳn Campuchia. Đây chính là cơ sở giúp MWG có thể tập trung hơn vào thị trường này.


Ngoài ra, với quy mô dân số 275 triệu người (đến 2022), có thể nói rằng quy mô thị trường đồ gia dụng và ICT tại đây ít nhất gấp 2 lần so với thị trường Việt Nam. (Quy mô doanh thu ICT tại Việt Nam là 1.2 tỷ USD – thị trường điện máy là hơn 2 tỷ USD).


https://www.agilegal.id/publication/articles/27510/amends-electronic-information-and-transactions-law?agreed=cookiepolicy


(2) Thứ hai, thị trường tại Indonesia khá giống thị trường điện máy và ICT Việt Nam hơn 10 năm trước. Tổng số cửa hàng 2 chuỗi dẫn đầu tại đây chưa tới 200 cửa hàng khi cộng gộp cả 2 đối thủ lớn nhất của Era Blue là Ace Hard Ware và Electronic City.


Với concept kinh doanh độc nhất, xử lý các vấn đề còn tồn tại như “lắp sản phẩm chậm”, “chế độ bảo hành chưa hấp dẫn”, “khách hàng nhận tư vấn chưa trung thực” hay “chính sách trả góp có thời hạn ngắn” – MWG tiến tới giải quyết và xử lý tốt các điều này. Trước đây tại Việt Nam, MWG đã kết hợp với F88 và F.E Credit để giúp cho chính sách trả góp hấp dẫn hơn – kích cầu tại thị trường trong nước.


(3) Thứ ba, đối tác xây dựng chuỗi và góp vốn với Erablue của MWG và Erafone Artha Retailindo là công ty con của nhà bán lẻ lớn nhất Indonesia. Do đó với hiểu biết của MWG về ngành hàng điện máy, kết hợp cùng lợi thế đàm phán mặt bằng của Erafone và am hiểu về thói quen tiêu dùng của người Indo, đây hứa hẹn là 1 cặp bài chùng rất mạnh.


(4) Một điểm khác đó là, khả năng thu thập thông tin thị trường của MWG được đánh giá rất cao, chúng ta có thể nhìn trực tiếp vào trang Web điện máy xanh với hệ thống so sánh giá cả, tính năng sản phẩm, xuất sứ, v.v. Đây là lợi thế cạnh tranh đặc biệt trên kênh onl-trade mà các đối thủ khác khó bắt chước được.


Mặc dù tỷ lệ thâm nhập đồ điện tử tại Indonesia là khá cao (79.42%), tuy nhiên điều này sẽ không khiến cho Erablue mất đi lợi thế vốn có mà ngược lại – giúp cho điểm chạm của chuỗi tới người tiêu dùng trở nên mạnh mẽ hơn.


Nhân hòa đã có, địa lợi đã thấy -> Giờ chỉ cần thiên thời đó là chu kỳ tăng trưởng kinh tế mới.


TIẾP THEO, CHÚNG TA NHÌN SÂU VÀO MÔ HÌNH CHUỖI CỬA HÀNG ERABLUE HIỆN TẠI.


MWG có kinh nghiệm xây dựng các cửa hàng theo chuỗi từ mega store cho tới Minimart rất tốt và cực kỳ linh hoạt. Các tiêu chí để đánh giá lựa chọn loại cửa hàng bao gồm:


[1] Khoảng cách trong cụm dân cư – hoặc mật độ dân cư/cửa hàng

[2] Thu nhập trung bình tại địa phương đó

[3] Độ tuổi trung bình và nghề nghiệp của người dân.


=> Đây là những tiêu chí giúp cho việc đánh giá và lựa chọn mô hình nhân rộng của Erablue trở nên hiệu quả hơn, dựa trên kinh nghiệm thực chiến của ban lãnh đạo MWG và số liệu cung cấp từ đối tác góp vốn.


Tại Việt Nam, nếu các đô thị loại 1, có mật độ dân cư cao sẽ tập trung vào mô hình tiêu chuẩn (từ 250 m2 đến 400 m2) thì tại các đô thị loại 2,3 – MWG sẽ chỉ đặt 1 đến 2 cửa hàng Big store tại khu vực trung tâm, sau đó sẽ là các mini store có quy mô từ 100m2 – 200m2 tại các khu vực có dân cư thưa thớt hơn, lao động phổ thông hơn hoặc độ tuổi trung bình cao hơn.


Theo dõi các con số doanh thu:


- Standard store: 4.5 tỷ/cửa hàng/tháng > Việt Nam: 3-3.5 tỷ/cửa hàng/tháng

- Mini store: 2.5 tỷ/cửa hàng/tháng > Việt Nam: 1.8 – 2.2 tỷ/cửa hàng/tháng


Nếu đánh giá doanh thu/1m2 cửa hàng, hiện doanh thu cửa hàng tại thị trường Indonesia cao hơn từ 20%-33% so với cửa hàng tại Việt Nam. Hiện tại chưa có con số chính xác về thời kỳ cao điểm (điện thoại là quý 03 với apple, quý 04 – thấp nhất là quý 2); (điện máy là quý 02, laptop là quý 03)


Việc Erablue cần làm bây giờ chỉ là tinh giảm chi phí và lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng hiệu quả hơn. Tuy nhiên vấn đề chọn mặt bằng sẽ khó hơn tại Việt Nam tương đối.


Trong năm nay, mục tiêu chuỗi mở là 87 cửa hàng và đến 2027 là 500 cửa hàng, hiện tại đã có hòa vốn EBITDA và cố gắng tiến tới hòa vốn/cửa hàng trong các năm tới.


Nếu đi đúng tiến trình, doanh thu Erablue có thể lên tới 22,800 tỷ - tức gần 800 tỷ LNST (tính theo BLNR 3.5% của chuỗi tại Việt Nam). Tức định giá của chuỗi với P/S cỡ 1.2 lần (so sánh với trung bình thế giới và tại Việt Nam). Vốn hóa của MWG tương ứng sẽ tăng thêm 27,360 tỷ (Giá cổ phiếu lên bao nhiêu các bác tự tính nhé)


Có thể thời điểm hiện tại, nhiều người nói nhìn vào Erablue là quá sớm. Thế nhưng những thứ chưa quá rõ ràng thì mới có nhiều cơ hội, còn ai cũng biết đến rồi thì sẽ có của ngon cho người đến sau.


CHÚC MỌI NGƯỜI ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG!!!





Vid review Erablue của người dân Indoneisa:


https://www.youtube.com/watch?v=doLHR10XXrA


https://www.youtube.com/watch?v=RjE4qTqkUC4

reaction

260 lượt thích

0 bình luận

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.