Nền tảng cho người khởi nghiệp - Crowdfunding Thế giới - Super Money 7 (Phần 1)
A/ Crowdfunding là gì?
Huy động vốn cộng đồng (crowdfunding) là khái niệm lần đầu xuất hiện trên thế giới vào những năm 90, nhưng mãi đến giai đoạn 2005-2009, khái niệm này mới được quan tâm một cách rộng rãi.
Huy động vốn cộng đồng là một phương thức huy động vốn mới nhằm tăng khả năng thực hiện các dự án khác nhau, thường là các ý tưởng kinh doanh mới, ở giai đoạn đầu triển khai dự án kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, dựa trên nguồn lực từ một nhóm người sẵn sàng tài trợ cho những dự án này, với việc chuyển một khoản tiền nhỏ qua một kênh huy động dựa trên nền tảng internet.
Các trang web:
Kickstarter www.kickstarter.com Quyên góp, gọi vốn bằng lợi nhuận và phần thưởng - Mỹ
Lending club https://www.lendingclub.com Cho vay - Mỹ
Fondeadora https://personal.fondeadora.com Góp vốn nhận cổ phần - Mexico
Idea www.idea.me Góp vốn nhận cổ phần - Argentina
Crowdcube www.cowdcube.com Góp vốn nhận cổ phần - Mỹ
Financeutile https://www.financeutile.com Góp vốn nhận cổ phần - Pháp
Crowdfunder https://crowdfundr.com Góp vốn nhận cổ phần - Mexico/ Mỹ
Kiva www.kiva.org Cho vay - Mỹ
Prestadero www.prestadero.com Cho vay - Mexico
Kubofinanciero www.kubofinanciero.com Cho vay - Mexico
Afluenta www.afluenta.com Cho vay - Argentina
Angelcrunch www.angelcrunch.com Góp vốn nhận cổ phần - Trung Quốc
Seedrs www.seedrs.com Góp vốn nhận cổ phần - Mỹ
Aferios www.aferios.com Góp vốn nhận cổ phần - Pháp
Anaxago www.anaxago.com Góp vốn nhận cổ phần - Pháp
Babyloan www.babyloan.org Cho vay - Pháp/ Châu u
HappyCapital www.happycapital.com Góp vốn nhận cổ phần - Pháp
HelloMerci www.hellomerci.com Cho vay - Pháp
Particeep www.particeep.com Góp vốn nhận cổ phần - Pháp
Sprear www.spear.fr Cho vay - Pháp
Smartanges www.smartanges.fr Góp vốn nhận cổ phần - Pháp
Wiseed www.wiseed.com Góp vốn nhận cổ phần - Pháp
Prosper www.prosper.com Cho vay - Mỹ
Dùng nhiều nhất: Kickstarter, Indiegogo, hay GoFundMe.
Đây là cách tiếp cận rộng rãi và ai cũng có thể tham gia giúp doanh nghiệp thu hút sự quan tâm và tài trợ từ nhiều người.
Động cơ của các nhà đầu tư có thể khác nhau, như hoạt động thiện nguyện hay vì lợi ích kinh tế như ưu đãi về sản phẩm, hoặc thậm chí là cổ phần, cổ phiếu trong tương lai.
Dựa trên khái niệm về crowdfunding và những nghiên cứu trước đây, có thể điểm qua một số đặc điểm của hoạt động này:
1. Hoạt động dựa trên nền tảng liên lạc thông qua ứng dụng của mạng internet
2. Có sự tham gia của nhiều đối tượng đầu tư tiềm năng (gọi chung là cộng đồng)
3. Hoạt động này có tác dụng làm giảm rào cản cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-ups) trong việc tiếp cận các nguồn vốn sắn có trong cộng đồng
4. Cung cấp những điều kiện giao dịch thuận lợi hơn các kênh huy động vốn hiện có (ngân hàng hay các tổ chức tài chính truyền thông), nhà đầu tư không cân chứng minh hay cung cấp những giấy tờ, thủ tục như theo yêu câu của ngân hàng..
5. Có 3 chủ thể cùng tham gia vào hoạt động huy động vốn: nhà đầu tư hay người góp vốn, người ủng hộ (The investors); kênh huy động vốn (The crowdfunding platforms); chủ dự án, người khởi nghiệp (The initiators)
6. Mục đích của việc góp vốn, tài trợ, đầu tư rất đa dạng và khác nhau có thể là mục tiêu đầu tư vì lợi ích tài chính, động cơ thiện nguyện..
7. Hoạt động này nhằm mang lại lợi ích cho các bên: người nhận được khoản đầu tư có thế hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh; người đầu tư có thể nhận được lợi ích về mặt kinh tế như sở hữu sản phẩm với mức giá ưu đãi, hay sở hữu sản phẩm đầu tiên khi dự án hoàn thành hoặc sự hài lòng khi hỗ trợ cho một dự án ý nghĩa.
Câu hỏi các Startup cần chuẩn bị khi tiến hành kêu gọi vốn:
Để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn và đánh giá tiềm năng đầu tư thì trong quá trình kêu gọi vốn, các Startup cần chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau:
1- Ý tưởng kinh doanh của bạn là gì?
2- Tiềm năng phát triển của thị trường là gì?
3- Sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì khác biệt so ri đối thủ cạnh tranh?
4- Đội ngũ của bạn có kinh nghiệm và kỹ năng gì?
5- Bạn cần bao nhiêu vốn và sẽ sử dụng vốn đó như thế nào?
6- Bạn có kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong tương lai là gì?
B/ Lợi ích của huy động vốn cộng đồng
1. Về phía chủ dự án hay người khởi nghiệp (The initiators):
lợi ích đầu tiên là sự hỗ trợ vốn để có thể hiện thực hóa dự án của mình. Bên cạnh đó, chủ dự án còn có thể nhận được những phản hồi, ý kiến nhận xét, kiếm định về dự án của mình từ cộng đồng; kiểm định mức độ khả thi và sự quan tâm của cộng đồng về dự án mà không tốn thêm chi phí cho các dịch vụ tư vấn, từ đó có thể có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp. Một lợi ích to lớn mà chủ dự án có thể đạt được đó chính là hiệu quả marketing có thể đạt được thông qua các kênh huy động vốn cộng đồng, đặc biệt đối với các sản phẩm hoặc công ty mới.
Một dự án huy động vốn thành công sẽ tăng cao mức độ tin cậy của dự án và sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn truyền thống trong những giai đoạn sau này.
2. Về phía kênh huy động vốn (Crowdfunding platform):
Đầu tiên, lợi ích mà kênh huy động vốn nhận được chính là giá trị đóng góp cho cộng đồng khi tạo ra được một "diễn đàn", nơi người khởi nghiệp và nhà đầu tư có thể "gặp nhau" để hiện thực hóa những ý tưởng, sáng kiến có giá trị cho cộng đồng. Thứ hai, kênh huy động sẽ có một hệ thống, cơ sở dữ liệu của các dự án kinh doanh, các ý tưởng khởi nghiệp ở đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Thứ
ba, chính sự thành công của các dự án sẽ là nền tảng và cơ sở để phát triển và nâng cao uy tín của kênh huy động.
3. Về phía nhà đầu tư (The investors): lợi ích nhà đầu tư sẽ nhận được là:
a. Những lợi ích tiềm năng tùy theo mô hình hoạt động, có thể là thư cảm ơn, tặng phẩm nhỏ hay sở hữu sản phẩm với mức giá ưu đãi hoặc miễn phí, hoặc đơn giản là cảm giác hài lòng.
b. Khi tham gia cộng đồng này, nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin của nhiều dự án gọi vốn khác nhau, từ đó có thông tin về thị trường, về xu hướng khởi nghiệp, nhờ vậy, dễ dàng so sánh đề lựa chọn những dự án khác nhau đề ủng hộ.
c. Thông qua kênh huy động, nhà đầu tư có thể theo dõi được tình hình huy động vốn của dự án, đảm bảo được phần vốn đầu tư được thực hiện đúng mục đích.
C/ Rủi ro của huy động vốn cộng đồng
Về phía chủ dự án hay người khởi nghiệp (The initiators): đầu tiên phải kể đến là rủi ro về bản quyền, sở hữu trí tuệ, nguy cơ bị ăn cắp, sao chép ý tưởng cao. Rủi ro thứ hai có thể gặp phải chính là việc đối mặt với những phản hồi tiêu cực hoặc những ý kiến trái chiều về tính khả thi của dự án, điều này sẽ tác động đến khả năng thành công của dự án, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của chủ dự án, chủ doanh nghiệp khởi nghiệp. Bên cạnh đó, còn có rủi ro về mặt pháp lý, thủ tục hành chính hay thủ tục thanh toán, nhận vốn góp thông qua kênh huy động vốn. Việc huy động vốn thất bại sẽ làm tốn thời gian và công sức của chú dự án và gây khó khăn cho việc tiếp cận các nguồn vốn khác.
Về phía kênh huy động vốn (Crowdfunding): kênh huy động vốn cũng đứng trước những rủi ro trong việc duy trình hoạt động và đảm bảo lợi ích của các bên. Những rủi ro trong quá trình thẩm định thông tin dự án huy động vốn, hoặc rủi ro từ các hoạt động rửa tiền, không thực hiện đầy đủ các cam kết của chủ dự án đối với nhà đầu tư, đảm bảo hoạt động và uy tín của kênh huy động vốn.
Về phía nhà đầu tư (The investors): dù chỉ là đầu tư một khoản tiền nhỏ nhưng cũng sẽ đối mặt với một số rủi ro như khoản đầu tư đó không đến được đúng với chú dự án cần nhận vốn do hoạt động của kênh huy động vốn không được đảm bảo.
Hay việc không nhận được các phần thưởng, lợi ích cam kết khi góp vốn. Một trong những rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư có thể gặp phải đó là sự không thỏa mãn (dissatisfaction) trong trường hợp đầu tư các dự án nhưng liên tục không thành công, hoặc các dự án không thực hiện các cam kết như đã hứa về sản phẩm, dịch vụ hay trách nhiệm với cộng đồng.
D/ Các hình thức huy động vốn cộng đồng
Huy động vốn cộng đồng được chia thành bốn nhóm chính là: ủng hộ dự án từ thiện; nhận quà tri ân; góp vốn cho vay và góp vốn cổ phần.
Ủng hộ dự án từ thiện (Donation - based crowdfunding)
Những người góp vốn không nhận lại bất cứ một lợi ích hữu hình nào sau dự án, họ thường được gọi là các mạnh thường quân hay các nhà hảo tâm. Khi tham gia vào các chiến dịch từ thiện, đa số các mạnh thường quân sẽ không đòi hỏi lợi ích và quyền lợi cho mình. Vai trò của Donation-based crowdfunding là thúc đẩy các dự án mang tính nhân đạo và các dự án nghệ thuật. Theo một nghiên cứu của Schwienbacher và Larralde (2010), các dự án không vì lợi nhuận sẽ dễ dàng được chấp thuận và thành công hơn so với các dự án vì lợi nhuận.
Nhận quà tri ân (Reward-based crowdfunding)
Hình thức nhận quà tri ân là một hình thức huy động vốn mà các cá nhân ủng hộ vào dự án với mong muốn nhận được các phần quà mang tính phi lợi nhuận. Những phần quà này tùy thuộc vào số tiền mà các cá nhân đóng góp vào dự án, và được hứa hẹn trước bởi chủ dự án, thường là quyền ưu tiên được sử dụng sản phẩm và dịch vụ, đi kèm với các tặng phẩm như áo thun, album nhạc, vé tham dự các sự kiện văn hóa, hoặc được vinh danh là một trong các nhà đồng sáng lập dự án. Số tiền mà người tài trợ đóng góp càng nhiều, phần quà họ nhận sẽ càng lớn. Hình thức này được thực hiện theo hai mô hình: cố định và linh hoạt. Với mô hình cố định (All-or-nothing), người góp vốn phải đặt ra mục tiêu về số tiền quyên góp được trong một thời hạn nhất định. Sau thời hạn này mà người chủ dự án không thu hút được đủ số vốn đã đặt ra, thì dự án được xem như thất bại và phải bị hủy bỏ, số tiền đã thu được sẽ được gửi trả về cho những người góp vốn. Ngược lại, với mô hình linh hoạt (Take it all), chủ dự án được nhận toàn bộ số tiền mà các nhà đầu tư đã góp cho mình.
Góp vốn cho vay (Peer - to - peer Lending/ P2P Lending):
Theo số liệu thống kê về hoạt động huy động vốn cộng đồng (Crowdfunding Industry) năm 2015 do Crowdsourcing.org thực hiện, hình thức góp vốn cho vay chiếm hơn 70% tổng số vốn góp từ huy động vốn cộng đồng. P2P Lending được định nghĩa là hình thức góp vốn bằng các khoản vay không có đảm bảo. Người góp vốn cho người huy động vốn vay một khoản tiền để thực hiện dự án của mình. Sau khi dự án hoàn thành, người góp vốn sẽ nhận lại được số tiền mình đã cho vay cộng với một khoản tiền lời. Trước khi quyết định cho vay, những người góp vốn sẽ phải đánh giá được khả năng thành công của dự án và những rủi ro tín dụng của người đi vay. Từ đó, họ sẽ đặt ra các mức lãi suất cho vay hợp lý. Do đó đây là một hình thức huy động vốn có hiệu quả và có tính linh hoạt, nên được ưa chuộng nhất trong bốn loại hình góp vốn.
Góp cổ phần (Equity crowdfunding)
Những nhà đầu tư vào các dự án này sẽ nhận lại cổ phần và lợi nhuận của công ty bằng với tỷ lệ vốn mà họ đã đóng góp.
Những dự án cần được góp vốn cổ phần là những công ty nhỏ trong giai đoạn khởi nghiệp, khả năng tiếp xúc với các nguồn vốn còn nhiều hạn chế. Sau khi huy động đủ số vốn để thành lập công ty, mỗi nhà đầu tư sẽ sở hữu một số cổ phiếu của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp và nhận lợi nhuận cuối kỳ nếu dự án thành công và sinh lời. •
E/ Lịch sử phát triển và những nét khác biệt của mô hình Crowdfunding ở Mỹ và Ấn Độ (HĐVTCĐ - Huy động vón từ cộng đồng)
Để có những phân tích gắn liền với thực tiễn trong quá trình hình thành và phát triển của mô hình HĐVTCĐ, bài viết sẽ giới thiệu tổng quan về lịch sự phát triển, cũng như chỉ ra những nét khác biệt trong việc ứng dụng mô hình HĐVTCĐ ở Mỹ và Ấn Độ, hai quốc gia có sự khác biệt về chính trị, kinh tế và xã hội đại diện cho hai nên văn hóa phương đông và phương tây.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực trong việc huy động được nguồn vốn cho các dự án khởi nghiệp, HĐVTCĐ cũng đóng vai trò tích cực trong việc tạo ra việc làm mới cho thị trường lao động, đồng thời kích thích tính sáng tạo, đổi mới góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì thế đã có không ít quốc gia chú trọng đến mô hình này. Vì vậy, một số quốc gia trên thế giới như Mỹ và Ấn Độ đã xây dựng một khung pháp lý để quản lý sự hoạt động của mô hình HĐVTCĐ. Mặc dù Mỹ và Ấn Độ là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng trong quá trình phát triển, nhưng vẫn tồn tại nhiều nét khác biệt riêng và những điểm khác biệt này chủ yếu thể hiện ở 3 thành phần tham gia đó là: nhà đầu tư, người đưa ra ý tưởng và tổ chức trung gian. Để phân tích những khác biệt trên và so sánh về những quy định của pháp luật liên quan đến mô hình HĐVTCĐ của hai quốc gia này, bài viết sẽ đưa ra hai điểm
Thứ nhất, các nhà nghiên cứu về luật ở cả Mỹ và Ấn Độ đều nhận thức được rằng: việc khởi nghiệp thông qua hình thức HĐVTCĐ luôn chứa ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, vì vậy Chính phủ của 2 quốc gia này đều hướng đến việc thiết lập một giới hạn về số tiền mà mỗi nhà đầu tư có quyền được tham gia vào những dự án đầy rủi ro này.
Ở Mỹ, các nhà đầu tư có quyền được tham gia vào các dự án thông qua hình thức HĐVTCĐ với số tiền tối đa được xác định thông qua thu nhập bình quân hoặc giá trị ròng, nếu số tiền thu nhập bình quân nhỏ hơn 100.000 USD thì nhà đầu tư được phép tham gia đầu tư không quá 2.000 USD hoặc 5 % thu nhập hàng năm. Bên cạnh đó, nếu con số này vượt quá 100.000 USD thì số tiền tối đa nhà đầu tư có thể tham gia là 10% thu nhập hàng năm. Trong khi đó ở Ấn Độ, chỉ những công ty và cá nhân đáp ứng yêu cầu nhất định mới có quyền được tham gia vào các dự án đầu tư bằng hình thức HĐVTCĐ. Cụ thể: đối với công ty, phải có tổng giá trị tài sản tối thiểu 3,15 triệu USD; riêng đối với cá nhân phải có tổng tài sản tối thiểu 315.188 USD hoặc có mức thu nhập bình quân hàng năm tối thiểu 15.759 USD.
Thứ hai, đối với cá nhân, tổ chức cần huy động vốn, cả Mỹ và Ấn Độ đều đã áp dụng các chế tài để kiểm soát khả năng tiếp cận vốn. Cụ thể, ở Mỹ, các cá nhân, tổ chức tiến hành thu hút vốn từ cộng đồng được phép tối đa chỉ khoảng 1 triệu USD trong thời gian là 12 tháng, trong khi đó ở Ấn Độ con số này là khoảng 1,58 triệu USD. Ngoài ra, hai quốc gia này cũng đã ban hành những quy định về việc phân loại các đối tượng được và không được phép tham gia vào
Mặt khác, để hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong quá trình tiếp cận thông tin về dự án, Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã áp dụng những quy định yêu cầu các cá nhân, công ty tham gia mô hình HĐVTCĐ phải gửi một số thông tin cần thiết cho Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Hoa Kỳ.
Chuẩn bị SEC để cung cấp cho các nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định tham gia góp vốn. Các thông tin này chủ yếu bao gồm: giới thiệu chung, quy mô dự án, mục đích sử dụng vốn, lịch sử tình hình tài chính trong những năm gần đây. Những quy định đó cũng được chính phủ Ấn Độ áp dụng để quản lý hình thức huy động vốn này. Tuy nhiên, ở Ấn Độ việc cung cấp thông tin của cá nhân, tổ chức muốn huy động vốn từ cộng đồng không được phép vượt quá 200 nhà đầu tư, riêng ở Mỹ, không có con số giới hạn nào được đưa ra về việc chia sẻ thông tin cho nhà đầu tư.
Cũng giống như các lĩnh vực khác, HĐVTCĐ cũng có những ảnh hưởng nhất định trong việc tăng cường khả năng liên doanh, liên kết giữa các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những sự khác biệt nhất định giữa các quốc gia đã có khung pháp lý và các quốc gia không có khung pháp lý trong việc kiểm soát mô hình huy động vốn này. Bên cạnh đó, HĐVTCĐ cũng là nhân tố liên quan khá mật thiết với thị trường chứng khoán, chính vì thế, hiện nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra những rào cản về mặt pháp lý nhằm quản lý thị trường tài chính một cách khoa học và khắt khe nhất.
Phương pháp HĐVTCĐ sẽ phù hợp hơn khi áp dụng ở những quốc gia không có luật can thiệp vào hoạt động này hoặc ở những khu vực có nền kinh tế không ổn định, ví dụ như Đông u.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, một số nhà nghiên cứu về tài chính tin rằng niềm tin của cộng đồng với hệ thống ngân hàng đã sụt giảm.
Do đó, mô hình HĐVTCĐ có thể được xem là giải pháp tốt nhất để huy động vốn cho cả các cá nhân và doanh nghiệp; Có đến 8 công ty nhỏ trong tổng số 10 công ty sẽ bị từ chối cho vay bởi các ngân hàng lớn, trong khi đó sẽ có 5 công ty được cho vay bởi các ngân hàng nhỏ. Vì vậy, các công ty này cần phải thay đổi cách thức tiếp cận với các nguồn vốn mới, và dường như hình thức HĐVTCĐ đã thu hút được sự quan tâm từ các công ty này, điều này có tác động tích cực đến việc mở rộng quy mô kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Mỹ.
Các nhà quản lý của bất kỳ công ty nào cũng luôn cân nhắc về những ảnh hưởng của phương pháp HĐVTCĐ trong quá trình khởi nghiệp bởi những thuận lợi và cả những khó khăn mà mô hình huy động vốn này mang lại cho công ty của họ. Theo Khadem (năm 2014), ở những quốc gia có luật pháp quy định về mô hình HĐVTCĐ thì sự phát triển của mô hình này sẽ làm tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy sự đối mới trong thị trường tài chính. Hơn nữa, HĐVTCĐ sẽ mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn cho các công ty muốn khởi nghiệp. Bên cạnh đó, rằng việc mở rộng mô hình HĐVTCĐ không chỉ giúp các công ty khởi động và phát triển các dự án kinh doanh một cách nhanh chóng mà còn có thể xem như là một phương pháp để đánh giá sự thành công của công ty đó. Mặc dù vậy, việc khởi nghiệp thông qua hình thức huy động vốn này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là ở các quốc gia chưa có khung pháp lý kiểm soát về các hoạt động của mô hình HĐVTCĐ, vì hầu hết các doanh nghiệp và các nhà đầu tư đều chưa được trang bị những kiến thức chuyên môn về việc làm thế nào để họ có thể áp dụng mô hình huy động vốn này một cách có hệ thống.
Có đến hơn 50 % các công ty không thành công khi khởi động dự án kinh doanh. Vì vậy, để đánh giá về tính hiệu quả của quá trình khởi nghiệp thì “chất lượng nguồn nhân lực, ảnh hưởng của xã hội và ý tưởng kinh doanh” là ba yếu tố chính mà các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, HĐVTCĐ còn được biết đến như là một giải pháp tốt cho các doanh nghiệp bởi vì khi họ nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nhà tài trợ có nghĩa là các mặt hàng mới của họ sẽ có sức thu hút hơn và có cơ hội tốt hơn để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Ngược lại, nếu ý tưởng của một dự án khởi nghiệp ít nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư thì dường như việc nên dừng dự án sớm là một điều tất yếu. Điều đó sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức đưa ra ý tưởng đó có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và nguồn lực dành cho việc triển khai các dự án khác
4 Hiện trạng của mô hình Crowdfunding ở Việt Nam - Bài học kinh nghiệm
Theo Mai Duy Quang (2013) - CEO của Biaki một người khởi nghiệp tiên phong trong lĩnh vực phát triển phần mềm, điều khó khăn nhất của việc phát triển các website theo mô hình Crowdfunding ở Việt Nam là tư duy "chỉ nhận mà ít cho đi" và niềm tin của các nhà đầu tư vào dự án của người khác là không cao. Bên cạnh đó, việc xây dựng một hệ thống tài liệu thật sự khoa học và thể hiện được hết ý tưởng của dự án đến với các nhà đầu tư dường như là một vấn đề nan giải cho những start-up muốn huy động vốn cho ý tưởng kinh doanh của mình.
Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng hơn 400 website gọi vốn từ cộng đồng đang hoạt động. Trong đó, IndieGoGo hay KickStarters là những website khá nổi tiếng và đã hô trợ cho nhiều ý tưởng kinh doanh thành công. Thông qua những website này, các start-up trên thế giới đã huy động được khoảng 3 tỉ đô la trong năm 2012.
Hân Gia
6 tháng trước