Trang chủ
Video
Chế ảnh

Bằng Nguyễn ( Commodities )

3 tháng trước

Nợ Công Nhật Bản và Mỹ: Những Thách Thức và Dự Báo

Nợ Công Nhật Bản và Mỹ: Những Thách Thức và Dự Báo
Chế ảnh này
Nền kinh tế trì trệ, dân số già và nhiều thảm họa thiên nhiên là những yếu tố góp phần khiến Chính phủ Nhật Bản phải vay nợ nhiều. Ngày 18/9/2024, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất 0,5 điểm phần trăm, đưa lãi suất quỹ liên bang về mức 4,75-5%. Động thái này được kỳ vọng sẽ làm giảm lãi suất vay ngắn hạn, bao gồm các khoản nợ công của Mỹ. Khi lãi suất quỹ liên bang giảm, lãi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ và các loại trái phiếu chính phủ ngắn hạn khác cũng giảm. Chi phí vay của các loại trái phiếu ngắn hạn phát hành mới của Chính phủ Mỹ cũng giảm theo. Dù điều này giúp giảm chi phí trả nợ, Mỹ vẫn được dự báo là quốc gia có tỷ lệ tổng nợ công trên GDP tăng nhanh nhất trong Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) trong 5 năm tới. Dữ liệu từ Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới tháng 4/2024 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy tỷ lệ nợ công trên GDP dự báo và mức tăng của tỷ lệ này tại các nước G7 giai đoạn 2024-2029. Theo đó, Mỹ được dự báo chứng kiến mức nợ công/GDP tăng mạnh nhất trong nhóm G7, tăng gần 11 điểm phần trăm, từ 123,3% năm 2024 lên 133,9% vào năm 2029. Năm 2023, Mỹ chiếm hơn 1/3 tổng nợ công toàn cầu với 33,2 nghìn tỷ USD. Đến tháng 7/2024, con số này lập kỷ lục mới 35 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất trong nhóm G7, vào cả năm 2024 (254,5%) và 2029 (251,7%). Tỷ lệ này của Nhật Bản được dự báo sẽ giảm khoảng 3 điểm phần trăm trong vòng 5 năm tới. Nền kinh tế trì trệ, dân số già và nhiều thảm họa thiên nhiên là những yếu tố góp phần khiến Chính phủ nước này phải vay nợ nhiều.
reaction

223 lượt thích

0 bình luận

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.