Ôn lại chỉ số P/S
Tỷ lệ giá trên doanh thu (Price/Sales per Share hoặc Price to Ratio) được viết tắt là P/S, là tỷ lệ so sánh thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp so với doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra. Tỷ lệ này cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đồng doanh thu cho một cổ phiếu.
Một tỷ lệ P/S thấp có thể ngụ ý rằng cổ phiếu bị định giá thấp, còn khi tỷ lệ P/S cao hơn mức trung bình có thể cho thấy rằng cổ phiếu được định giá quá cao hoặc một kỳ vọng trong tương lai rằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có sự đột biến.
Ở các công ty có tốc độ tăng trưởng cao hoặc có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, P/S sẽ được trả với mức cao. Còn ngược lại đối với các doanh nghiệp trong các ngành có mức độ cạnh tranh cao, doanh nghiệp có tính rủi ro lớn, nợ vay nhiều thì P/S được trả ở mức thấp hơn.
Tuy nhiên, một chỉ số P/S thế nào được cho là cao hoặc thấp?
Chúng ta cần một mốc khách quan để nhận biết. Cũng như chỉ số P/E, chỉ số P/S đem lại rất ít ý nghĩa nếu chúng ta chỉ sử dụng đơn độc. Thay vào đó, chúng ta cần phải so sánh chỉ số này với:
* P/S trung bình của các doanh nghiệp trong ngành hoặc các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
* P/S của chính doanh nghiệp đó trong quá khứ
Ưu và nhược điểm của chỉ số P/S
Thông thường, chỉ số P/S sẽ được Nhà đầu tư ưa thích hơn chỉ số P/E và chỉ số P/B vì 2 lý do chủ yếu sau đây:
Đầu tiên, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị bóp méo, book lợi nhuận ảo, dẫn đến là làm các chỉ số tài chính trở lên đẹp hơn, làm cho chỉ số P/E tốt lên.
Thứ hai, thông tin doanh nghiệp cung cấp có thể sai lệch làm giá trị sổ sách cổ phiếu có thể không chính xác, từ đó chỉ số P/B sẽ không còn đáng tin cậy.
Chỉ số PS dựa vào doanh thu thực tế của doanh nghiệp nên được Nhà đầu tư đánh giá là đáng tin cậy hơn. Dựa vào chỉ số P/S các Nhà đầu tư còn có thể định giá cổ phiếu và so sánh cổ phiếu đó với các doanh nghiệp cùng ngành.
* Ưu điểm chỉ số P/S:
So với lợi nhuận, thì doanh thu khó bị làm ảo hơn. Điều này giúp kết quả tính toán của chỉ số P/S có độ chính xác cao hơn. Lợi nhuận có thể bị bóp méo bởi các chiêu trò book ảo lợi nhuận, nhưng với doanh thu luôn được kiểm tra chéo bởi chuyên gia, đối tác nên mức độ tin cậy được đảm bảo tốt hơn.
Chỉ số P/S vẫn có thể sử dụng cho doanh nghiệp có lợi nhuận đang âm, đối với các doanh nghiệp startup hoặc đang trong giai đoạn đầu tư và mở rộng thị trường thì chưa thể có ngay lợi nhuận trong vài năm đầu tiên. Khi đó Nhà đầu tư buộc phải sử dụng chỉ số P/S để đánh giá hoặc định giá doanh nghiệp đó. Do đó, với công ty khởi nghiệp thì P/S được xem là chỉ số đáng tin cậy hơn rất nhiều so với chỉ số P/E.
Chỉ số P/S có tính ổn định cao hơn do doanh thu biến động thường thấp hơn so với lợi nhuận. Một số lĩnh vực kinh doanh có yếu tố chu kỳ như bất động sản sẽ trải qua các mốc thời gian lên xuống, từ đó lợi nhuận cũng biến động tương ứng. Khi đó chỉ số P/S sẽ tốt hơn cho định giá và phân tích.
* Nhược điểm chỉ số P/S:
Mặc dù tính chỉ số P/S dựa vào doanh thu nhưng nếu doanh thu tăng nhanh là do các khoản phải thu trong bảng cân đối kế toán. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp chỉ đang ghi nhận doanh thu sớm, còn dòng tiền thực tế thì chưa có.
Hệ số P/S là phương pháp định giá quá đơn giản, không đi sâu vào các yếu tố tiềm năng, tốc độ tăng trưởng, khả năng phát triển và rủi ro của doanh nghiệp nên giá trị doanh nghiệp nên giá trị doanh nghiệp tính toán không phản ánh sự khác nhau về cấu trúc chi phí giữa các công ty. Chỉ số P/S không giúp nhà đầu tư nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí trong doanh nghiệp mà chỉ cung cấp thông tin về mặt bán hàng hóa/cung cấp dịch vụ.
Trường hợp chỉ số P/S ghi nhận doanh thu cao, nhưng doanh thu này chưa bù vào chi phí, trong dài hạn doanh nghiệp vẫn có nguy cơ thua lỗ. Bởi vì bản chất của kinh doanh là dòng tiền cùng lợi nhuận