Chứng khoán
Kết quả kinh doanh: BAF duy trì được mức doanh thu bán heo quý 1/2023 bằng với trung bình các quý 2022, trong khi giá heo 2022 đều duy trì ở mức rất cao => quy mô đàn của BAF đang tăng trưởng rất mạnh mẽ.
Kết quả kinh doanh:
BAF duy trì được mức doanh thu bán heo quý 1/2023 bằng với trung bình các quý 2022, trong khi giá heo 2022 đều duy trì ở mức rất cao => quy mô đàn của BAF đang tăng trưởng rất mạnh mẽ. 𝐋𝐚̃𝐢 𝐭𝐮̛̀ 𝐡𝐨𝐚̣𝐭 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐚̆𝐧 𝐧𝐮𝐨̂𝐢 𝐡𝐨̛𝐧 𝟔𝟎 𝐭𝐲̉, 𝐝𝐮𝐲 𝐭𝐫𝐢̀ 𝐛𝐢𝐞̂𝐧 𝐥𝐚̃𝐢 𝐜𝐡𝐚̆𝐧 𝐧𝐮𝐨̂𝐢 𝟏𝟕% 𝐡𝐨̛𝐧 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐪𝐮𝐲́ 𝐧𝐚̆𝐦 𝐧𝐠𝐨𝐚́𝐢, và hợp lý so với biên chăn nuôi trung bình 27% trong năm 2022. Đây là kết quả rõ ràng nhất trong việc chuẩn hoá mô hình chăn nuôi 3F để tối ưu biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
DBC có biên chăn nuôi âm, quy mô đàn giảm, bán hàng không hiệu quả vì chịu nhiều các yếu tố tiêu cực của ngành chăn nuôi nhất là ảnh hưởng của giá heo. Nếu ngành nông nghiệp khó, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao thì DBC cũng không bán được thức ăn đầu vào, không bán được vaccine, … Khoản Hàng tồn kho của DBC giảm hơn 700 tỷ trong khi mảng BĐS tăng 463 tỷ, các khoản liên quan đến nông nghiệp giảm mạnh.
Về cơ cấu tài chính:
BAF huy động trái phiếu chuyển đổi hiện tại khiến BAF chỉ cần ghi nợ cơ cấu nợ gốc ( đã chiết khấu hơn 660 tỷ tiền vay tài chính, tuy nhiên dư nợ chỉ tăng 536 tỷ vì khoản vay 600 tỷ của IFC với cách hạch toán khi phát sinh dòng tiền thanh toán trong tương lai và trừ đi chi phí phát hành) và còn ghi nhận thêm cấu phần vốn vào VCSH. Và hạch toán kiểu này khiến chi phí tài chính tăng không đáng kể dù dư nợ tăng lên gần gấp đôi, do chi phí phát hành đã phân bổ ra và hạch toán trong tương lai.
=> Điều này là một lợi thế đặc biệt cho BAF trong giai đoạn này khi nhận được đủ 600 tỷ tiền mặt, chỉ cần hạch toán dư nợ một phần, vốn chủ tăng và đặc biệt chi phí sử dụng vốn sẽ rất ít trong thời gian đầu.
dư nợ DBC tăng thêm gần 16 % so với giai đoạn cuối năm, tất cả là nợ vay ngắn hạn, tăng từ 3700 tỷ lên 4290 tỷ. Tuy nhiên chi phí lãi vay lại tăng dến 43,75% từ 48 lên 68 tỷ. Đặc biệt khoản Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn tăng cao mà không đem lại được hiệu quả khiến DBC lỗ thảm hại. Doanh thu bán thành phẩm sản xuất ( chủ yếu là heo) của DBC quý 1/2023 so với quý 4/2022 gần nhất đã giảm 20% dù giá trung bình heo quý 4/2022 cũng ở mức quanh 58, chỉ hơn 18% giá heo trung bình quý 1/2023.
Doanh nghiệp chiếm dụng vốn thêm hơn 400 tỷ trong quý 1, trong đó DBC liên tục phải trả nợ chiếm dụng hơn 1000 tỷ trong quý 1, khiến vốn lưu động giảm sút đáng kể. Điều này trong bối cảnh ngành chăn nuôi khó khăn nhất thì đã thể hiện rõ lợi thế cạnh tranh của BAF so với DBC.
Qua 2 yếu tố định lượng khi so sánh Lợi thế cạnh tranh, cả Biên lợi nhuận lẫn Chiếm dụng vốn BAF đều nổi trội hoàn toàn và vị thế Top 1 ngành chăn nuôi đến hiện tại chính thức đã thuộc về BaF.
Ngoài ra BAF đã tăng mục Hàng hoá trong khoản Hàng tồn kho lên trên 322 tỷ so với vỏn vẹn 594 triệu giai đoạn cuối năm 2021, đây chủ yếu là heo và một phần là thức ăn chăn nuôi. Điều này phù hợp với chia sẻ của Chủ tịch BAF về hướng đi của doanh nghiệp, trước đó không có không gian để nuôi, heo cai sữa rất nhiều và thường bán sớm nên việc của BAF chỉ cần là tập trung xây trại, các vấn đề khác sẽ dần dần được cải thiện. Đây là số liệu tăng trưởng quy mô đàn vô cùng tích cực của BAF.
Ở các giải trình, DBC ko nói đến giá lợn nhiều mà nói toàn ngành, có độ variance cao hơn, nhiều yếu tố ảnh hưởng, dbc giá lợn giảm thì dân ko tái đàn lại ko bán đc vac xin, ko bán đc đồ dùng chăn nuôi, thức ăn nhiều,… còn đúng bản các doanh nghiệp 3F khác dân ko tái đàn thì lại càng có thêm thị phần.
Đây là khẳng định lại việc đa ngành của DBC là kém hiệu quả hơn việc tập chung vào lĩnh vực 3F như thế nào, hy vọng các tiêu chí này sẽ được DBC cải thiện trong báo cáo lần tới.
579 lượt thích
© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.