Rào cản gia nhập ngành dệt may
✅ Vốn đầu tư: chi phí đầu tư phần lớn dành cho thiết bị như máy may, máy cắt, máy giặt là,… trong khi nhà xưởng sản xuất có thể thuê ngoài tại các khu công nghiệp. So với một số ngành công nghiệp khác như cảng biển, hàng không, vận tải, công nghệ chế biến, chế tạo, dược phẩm, viễn thông, bất động sản,… thì chi phí đầu tư nhà máy sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam không đòi hỏi quá nhiều về vốn. Ngành may mặc có tính thâm dụng lao động so với các ngành khác, nhưng yêu cầu về chuyên môn không phức tạp, thời gian đào tạo khoảng từ 3 – 6 tháng là có thể làm việc độc lập. Do đó, rào cản gia nhập ngành không quá cao.
✅ Lợi ích kinh tế theo quy mô: Ngành may mặc của Việt Nam có lợi thế quy mô nhờ chi phí lao động thấp, năng lực sản xuất được đơn hàng lớn và áp dụng công nghệ tiên tiến. So với các quốc gia khác trong khi vực như Campuchia, Lào, Bangladesh thì Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về việc tận dụng công nghệ để thực hiện một số giai đoạn như sử dụng CAD thiết kế 3D, khâu, cắt vải, may tự động và quản lý hàng tồn kho bằng AI. Do đó, Việt Nam có thể sản xuất với chi phí trên mỗi đơn vị thấp hơn, giúp gia tăng năng lực có thể cạnh tranh về giá so với các quốc gia khác trong khu vực.
✅ Chính sách hỗ trợ: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các hiệp định thương mại song phương (VD: EVFTA, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Nhật Bản,…) và đa phương (VD: các hiệp định thương mại của khu vực như CPTPP, RCEP) để hỗ trợ và thúc đẩy ngành may mặc. Các hiệp định giúp giảm thuế quan và tăng khả năng tiếp cận thị trường cho hàng may mặc của Việt Nam, khiến chúng trở nên cạnh tranh hơn trên toàn cầu.
👉Tham gia room tư vấn của mình tại đây: https://zalo.me/g/fzogld410
👉NĐT có nhu cầu hỗ trợ liên hệ zalo: 0913.581.942
Tống Ngọc
2 tháng trước