TCM – DỆT MAY, ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG
TCM – DỆT MAY, ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG
-----------------------------------------
Điểm mua :
· Vòng 1 : Ngày 13/6 : 50.x => Chốt lãi 52.x phiên 19/6 ( Lãi 4%)
· Vòng 2 : Ngày 24/6 : 48.x-49 . Target : 57.x
👉 Về phân tích kỹ thuật cổ phiếu TCM :
Sau phiên 26/6/2024 : Có thể thấy TCM có vùng nên hỗ trợ rất tốt ở vùng giá 47.x
TCM có lượng vol nhồi vào rất lớn để gom hàng từ vùng giá 45-50 và chưa có dấu hiệu tiền lớn thoát hàng ra. Nhìn chung TCM sau 2 phiên giảm mạnh của thị trường thì cổ phiếu này không có dấu hiệu bán tháo bung vol lớn.
Và khi chạm vùng hỗ trợ 47.x lại tiếp tục có lượng tiền lớn vào đỡ giá gom hàng. Với việc chưa có dấu hiệu tiền lớn thoát ra ở vùng giá này, thì đây tiếp tục là vùng gom hàng để đẩy giá cổ phiếu TCM đi với mức giá cao hơn so với hiện tại.
Phiên 25/6/2024 cho thấy lực cung đã yếu dần khi vol nhỏ và đóng nến với cây nến doji => đây là vùng giá có lực cầu đỡ rất mạnh. Phiên 25/6 cũng là một phiên mua mới cổ phiếu TCM
Mọi điểm mua gia tang sẽ cập nhật cụ thể hơn trong UPERFIN
👉 Về phân tích cơ bản về ngành dệt may :
BỨC TRANH DỆT MAY ĐANG TƯƠI SÁNG HƠN CÙNG KỲ NĂM NGOÁI
Theo thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may đạt gần 16 tỉ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, điểm sáng xuất hiện ở thị trường Mỹ khi dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc khi đạt 6 tỉ USD và tăng 4% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Triển vọng cho ngành dệt may trong năm 2024 cũng rất khả quan.Nhu cầu dệt may được dự báo tăng do sự phục hồi kinh tế ở các thị trường trọng điểm sẽ dẫn đến sự phục hồi về thu nhập và nhu cầu ở những thị trường này. Tỷ lệ hàng tồn kho thấp cho thấy nhu cầu tiêu dùng cao là dấu hiệu tích cực cho việc sự gia tăng số lượng đơn đặt hàng trong năm 2024. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng ổn định. Sản xuất dệt may trong nước cải thiện, chỉ số sử dụng lao động ở mảng dệt, may mặc tăng, giá bông đầu vào giảm sau đợt tăng trong quý I, cụ thể:
· Xuất khẩu: Xuất khẩu dệt may trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt 12,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 4, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 3,15 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái
· Sản xuất: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ngành dệt may trong 4 tháng đầu năm 2024 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái
· Giá nguyên liệu: Giá bông đầu vào giảm mạnh trong tháng 4 sau đợt tăng trong quý I, giá bông đã giảm đáng kể xuống quanh mức 76 USD/pound (-4,7% so với cùng kỳ)
Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM), Phó Chủ tịch VITAS, cũng xác nhận xuất khẩu của TCM và nhiều DN khác trong ngành sang Mỹ trong thời gian qua đã thuận lợi hơn
Cụ thể : “ 6 tháng đầu năm, dệt may xuất khẩu tăng trưởng khoảng 10%. Năm 2023, thị trường Mỹ sụt giảm lớn nhất nên 6 tháng đầu năm nay phục hồi mạnh nhất. Gần đây, Mỹ cấm nhập khẩu sản phẩm từ Tân Cương (Trung Quốc), trong đó có mặt hàng bông, khiến nhập khẩu hàng may mặc Trung Quốc sang Mỹ giảm. Nếu nhìn nhận một cách khách quan, đây là cơ hội cho các DN xuất khẩu may mặc sang Mỹ"
Chúc mừng anh chị đã có phiếu TCM cũng như cổ phiếu ngành dệt may trong danh mục !
Anh chị liên hệ za.lo : 0845.301.099 để được tư vấn 1:1 và để tham gia room cộng đồng UPERFIN x SUPER TRADER !
UPERFIN
6 tháng trước