Trang chủ
Video
Chế ảnh

Mai Anh InvestOne

6 tháng trước

THỜI ĐẠI CAO SU LÊN TIẾNG (GVR)

Giới thiệu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, công ty này được thành lập vào ngày 29/04/1995. GVR là Tập đoàn kinh tế nông nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam với mức vốn điều lệ 40,000 tỷ đồng (trong đó, nhà nước chiếm 96.77%). Các dự án trồng cao su tại các khu vực trong nước chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn. Hiện nay, GVR đã và đang đầu tư vào 12 công ty hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng KCN, đang đầu tư và khai thác 16 KCN với tổng diện tích 6,566 ha. Sản phẩm dịch vụ chính của GVR: Trồng cây cao su; Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh; Trồng rừng và chăm sóc rừng; Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, tre, nứa,…; Kinh doanh bất động sản. Ngày 21/03/2018: giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM với giá tham chiếu là 13,000 đ/CP. Đến ngày 17/03/2020: giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu 11,570 đ/CP. Một số lợi thế của GVR GVR là Doanh nghiệp sở hữu quỹ đất trồng cao su lớn nhất cả nước với 394.782 ha đất, theo đó mang lại tiềm năng lớn về phát triển KCN trong dài hạn nhờ chiến lược chuyển đổi đất trồng cao su sang đất KCN. Nguồn cung các khu công nghiệp miền Nam giai đoạn 2021-2030 phần lớn đến từ đất cao su. Theo Quy hoạch các khu công nghiệp Đồng Nai, Thủ tướng chính phủ phê duyệt sử dụng đất cao su chuyển đổi đạt 6.760 ha (chiếm 91% tổng diện tích) đến 2025 và 2.000 ha giai đoạn 2025- 2030 (chiếm 48% tổng diện tích). Đồng thời, trong giai đoạn đến 2025 của Bình Dương và Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu ước đạt 3.084 ha và 2.994 ha, 3.933 ha. Investone cho rằng, chuyển đổi đất cao su sang làm khu công nghiệp có các lợi thế như: (1) Diện tích đất liền thửa lớn, đền bù giải phóng mặt bằng nhanh khi hành lan pháp lý về định giá đất được hướng dẫn rõ ràng (Theo Nghị định 12/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất) làm cơ sở cho việc xác định giá chuyển nhượng và; (2) Chi phí san lấp mặt bằng thấp do vùng đất có độ cứng cao. Bên cạnh đó, Việc chuyển đổi đất cao su sang làm khu công nghiệp sẽ giúp cung cấp nguồn cung mới trong bối cảnh tỷ lệ lấp đầy tại các KCN phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương đạt trên 93%. Trong đó hưởng lợi trực tiếp là Cao su Đồng Nai (Tập đoàn cao su GVR nắm giữ 100%), Cao su Đồng Phú (DPR - GVR nắm giữ 55,81%), Cao su Phước Hòa (PHR- GVR nắm giữ 66,62%), Cao su Tân Biên (GVR nắm giữ 98,46%), Cao su Bà Rịa (GVR nắm giữ 97,47%), Cao su Phú Riềng (GVR nắm giữ 100%), Cao su Dầu Tiếng (GVR nắm giữ 100%). Giá đền bù đất trồng cây cao su dự kiến tăng kể từ 2025. Chi phí đền bù đất trồng cây cao su bao gồm 2 thành tố: (i) Giá bồi thường cây cao su thực hiện theo mức giá quy định của UBND tỉnh; (ii) Hỗ trợ các loại (bao gồm hỗ trợ tài sản trên đất, hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất còn lại, hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc và hỗ trợ đảm bảo có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và công bằng với người có đất bị thu hồi). Trong đó, chi phí hỗ trợ chiếm 70-80% tổng chi phí đền bù đất trên cây cao su. Theo Luật đất đai sửa đổi sẽ được áp dụng 2025, định giá đất trồng cây lâu năm sẽ được định giá dựa trên 4 phương pháp gần với giá giao dịch thị trường. Investone cho rằng phương pháp thu nhập phù hợp nhất với xác định giá đền bù trồng cây cao su bao gồm các yếu tố như: (i) doanh thu từ khai thác vườn cây trong 3 năm gần nhất; (ii) Chi phí khai thác vườn cây trong 3 năm gần nhất; (iii) Tỷ lệ chiết khấu theo lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng nhà nước nắm giữ trên 50%. Triển vọng: • Kỳ vọng giá bán cao su phục hồi trong năm 2024. Tổng sản lượng sản xuất của GVR dự báo trong năm 2024 đạt 331.300 tấn mủ cao su thiên nhiên (+7,9% svck). Tổng sản lượng bán ra đạt 441.200 tấn cao su (+2% svck) với giá bán trung bình 34,5 triệu đồng/tấn (+6% svck) - Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) giá bán cao su trong năm 2024 tăng trở lại nhờ nhu cầu từ thị trường Trung Quốc, do Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh quá trình sản xuất ô tô điện nên sản lượng cao su được dự báo sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. • Ngoài ra, hiện tượng La Nina được dự báo sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ từ vào nửa cuối năm 2024, điều sẽ gây ra tình trạng mưa nhiều hơn, từ đó kéo theo nhiều dịch bệnh xuất hiện trên thân cây cao su, do đó sản lượng khai thác cao su cũng sẽ bị ảnh hưởng. Với việc nhu cầu cao su đang tăng cao, sản lượng thì ước tính không đáp ứng đủ nhu cầu, điều này là chất xúc tác giúp cho giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. • Phát triển các KCN ở các công ty con, công ty liên kết dự kiến tích cực kể từ 2024. Các dự án khu công nghiệp tại các công ty con, đơn vị liên kết bao gồm: (i) Dự án Khu công nghiệp NTC3 - Bình Dương (tổng diện tích 344 ha; trong đó GVR sở hữu 20,42%) sẽ đi vào hoạt động nửa cuối năm 2024.; (ii) Các dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và đang trình thẩm định bao gồm: (a) Dự án Khu công nghiệp Bắc Đông Phú (tổng diện tích 317ha, trong đó GVR sở hữu 28,17%); (b) Dự án Khu công nghiệp Rạch Bắp (tổng diện tích 360 ha, trong đó GVR sở hữu 92,67%); và (c) Dự án Khu công nghiệp Minh Long 3 (tổng diện tích 577,33 ha; trong đó GVR sở hữu 39,8%). • Cao su Việt Nam muốn bán vốn loạt doanh nghiệp niêm yết, gồm cả “đại gia” khu công nghiệp. Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dự kiến sẽ chuyển nhượng vốn tại loạt doanh nghiệp đang niêm yết, bao gồm cả Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG - một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất tại miền Nam. Trong đó, Đầu tư Sài Gòn VRG hiện là một trong những công ty phát triển khu công nghiệp niêm yết lớn nhất tại khu vực miền Nam với tổng diện tích đất công nghiệp gần 3.200 ha. Công ty hiện có 4 Khu công nghiệp và 3 khu đô thị, dân cư liền kề các khu công nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh và Tây Ninh..... GVR nay đánh 3 game. Giá cao su +10 giá BĐS KCN +10 giá Thoái vốn +10 giá 1. GVR là doanh nghiệp đứng đầu ngành cao su của Việt Nam với việc sở hữu hơn 245,000ha đất trồng cao su trong nước. Bên cạnh đó doanh nghiệp có hơn 99 công ty con và 16 công ty liên kết. Trong năm 2023, doanh nghiệp đạt sản lượng hơn 445,000 tấn cao su (+3,5% Yoy) và tiêu thụ hơn 520,290 tấn cao su các loại (+3,8% YoY). 2. Bắt đầu từ năm 2021, GVR đưa ra kế hoạch phát triển khu công nghiệp của mình trong giai đoạn từ 2021-2030 với mục tiêu đạt hơn 39,000ha và kế hoạch sẽ chuyển đổi 7-8,000 ha mỗi năm trong giai đoạn này. Hiện tại doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp như Nam Tân Uyên, Tân Bình, Hiệp Thạnh.....Trong năm 2023, dự án Nam Tân Uyên 3 đã được giao đất và Hiệp Thạnh 1 được chính phủ phê duyệt đầu tư. Điều này sẽ giúp cho doanh thu của GVR tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới. 3. Bên cạnh đó, trong năm nay tập đoàn quyết định thoái vốn 8 công ty và dự thu về hơn 400 tỷ nếu các thương vụ hoàn tất. Điều này sẽ đóng góp tích cực vào lợi nhuận của công ty trong năm nay. Rủi ro đối với khuyến nghị: • Việc chuyển đổi đất từ đất trồng cao su sang đất KCN có thể gặp khó khăn và chậm trễ; • Nhu cầu cao su nói chung có thể giảm do nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn.
reaction

294 lượt thích

0 bình luận

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.