TNG: Trụ vững trong khó khăn, vững vàng tiến bước
1️⃣. Thông Tin Doanh Nghiệp
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG), tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập năm 1979. Năm 2003, công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh hoạt động là Công ty Cổ phần. Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất và mua bán hàng may mặc. TNG hiện hợp tác với nhiều khách hàng có thương hiệu và những nhà bán lẻ lớn trên thế giới và các hãng thời trang nổi tiếng, như: Decathlon, Columbia, TCP, Nike, Adidas, SportMaster, Tomtailor, ZARA, MANGO, The Children’s Place….
2️⃣. Kết Quả Kinh Doanh
Nửa cuối năm 2023 là giai đoạn hết sức khó khăn của nền kinh tế, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với rủi ro thiếu đơn hàng. Ngành Dệt may trở thành tâm điểm với hàng loạt doanh nghiệp khó khăn phải cắt giảm nhân sự. Đối với TNG, công ty không chỉ duy trì số lượng nhân công hơn 18.000 người mà còn ngược dòng ghi nhận doanh thu cao nhất từ trước đến nay.
Tổng doanh thu thuần: 7,095 tỷ đồng, tăng 4,77% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận trước thuế (LNTT): 271 tỷ đồng, giảm 24,5%.
Lợi nhuận sau thuế (LNST): 219 tỷ đồng, giảm 25,1%.
➡️ Dù LNST suy giảm hơn 25% do các đơn hàng có biên lợi nhuận thấp hơn tuy nhiên kết quả đạt được của công ty được xem là vượt trội khi so với tình hình chung của ngành.
3️⃣. Tiềm Năng Doanh Nghiệp
🔹Đơn hàng đã được lấp đầy cho đến cuối năm: Theo chia sẻ từ phía doanh nghiệp hiện nay lượng đơn hàng của TNG đã được lấp đầy cho đến hết năm nhờ vào nhu cầu tiêu thụ phục hồi tại thị trường Mỹ và EU. Lượng hàng tồn kho tại thị trường Mỹ đã có dấu hiệu suy giảm đáng kể củng cố quan điểm tích cực về mặt đơn hàng cho các doanh nghiệp dệt may nói chung và TNG nói riêng. Bên cạnh đó các sự kiện thể thao lớn trong mùa hè năm nay như Olympic Paris cũng là một trong những yếu tố góp phần giúp cho lượng đơn hàng của TNG tăng mạnh.
🔹Ngành dệt may đang cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực: Trong 5T/2024, xuất khẩu hàng dệt may đạt mức hơn 13 tỷ USD (+3% YoY) trong đó khi nhận sự tăng trưởng tích cực tại các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản. Với việc các thương hiệu thời trang sẽ tăng cường lấp đầy hàng tồn kho của mình cho vụ mùa Đông Xuân kết hợp với sự dịch chuyển đơn hàng từ Banglades, tình hình xuất khẩu dệt may năm nay được kỳ vọng sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là từ 2H/2024.
🔹Xanh hóa nhà máy, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tê: Tính đến thời điểm hiện tại, TNG là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất minh bạch toàn bộ thông tin ESG theo tiêu chuẩn Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu và hiện đáp ứng 17 mục tiêu phát triển bền vững. DSC cho rằng điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ xu hướng xanh mới mà các doanh nghiệp thời trang trên toàn cầu đang hướng tới, từ đó giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thu hút các tệp khách hàng mới trong tương lai.
4️⃣. Định Giá Cổ Phiếu
Trong Q1/2024, mặc dù doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của TNG gần như đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái, do một số đơn hàng của TNG bị hoãn xuất trong T3/2024 và chuyển sang Q2/2024 do các khách hàng đàm phán lại giá cước vận tải trong bối cảnh giá cước vận tải tăng cao.
🔹Kết quả kinh doanh Q1/2024:
Tổng doanh thu: 1.354 tỷ đồng (+1,4% so với cùng kỳ) hoàn thành 17,1% kế hoạch.
LNTT: 52 tỷ đồng (-5,7% so với cùng kỳ).
LNST: 42 tỷ đồng (-4% so với cùng kỳ) hoàn thành 13,2% kế hoạch.
ROE Q1/2024: lần lượt đạt 2,3%
🔹Dự phóng năm 2024:
Doanh thu hợp nhất: 7.900 đồng (+11,4% so với cùng kỳ).
LNST ròng: 310 tỷ đồng (41,6% so với cùng kỳ).
EPS 2024F: 2.731 VNĐ/cp.
ROE 2024F: 16.7%
P/E 2024F: 11,5x.
P/B 2024F: 1,6x.
➡️ Mức giá mục tiêu 12 tháng: 32.000 VNĐ/cp, khuyến nghị Mua. Vùng mua an toàn quanh mức 24.500-25.500 VNĐ/cp. Ngưỡng Stoploss: Xác định khi giá cổ phiếu phá qua khách sạn ichimoku Trịnh Phát trên đồ thị tuần quanh mức 23.500 đồng.
#itp #itpclub #ichimoku #trinhphat #phuongitp #stockpro #dautu #chungkhoan #daututaichinh #dautucophieu #xuhuong #TNG
Nguyễn Duy Khánh
5 tháng trước