Trang chủ
Video
Chế ảnh

Chứng khoán

Hạnh Chi Vũ

2 năm trước

2012 - 2013 có nhiều nét tương đồng kỳ vọng cho một năm tích lũy đáy lớn cho những năm tới

Năm nay 2023 chúng tôi nhận thấy có khá nhiều nét tương đồng với thời điểm 2012 khi trước đó cũng là 1 năm giảm mạnh. Quý 1/2023 chắc chắn sẽ là 1 quý mà kết quả kinh doanh của các DN sẽ khá kém.

2012 - 2013 có nhiều nét tương đồng kỳ vọng cho một năm tích lũy đáy lớn cho những năm tới
Chế ảnh này

Năm nay 2023 chúng tôi nhận thấy có khá nhiều nét tương đồng với thời điểm 2012 khi trước đó cũng là 1 năm giảm mạnh. Quý 1/2023 chắc chắn sẽ là 1 quý mà kết quả kinh doanh của các DN sẽ khá kém. Quý 2 sẽ vẫn là 1 quý ko mấy tích cực nhưng có thể bớt kém hơn...Có lẽ chỉ cần không thể xấu hơn và giới đầu tư nhìn thấy triển vọng tích cực là quá đủ để chứng khoán có thể tạo sóng



Giai đoạn 1 (01/01 - 09/05/2012): Đi lên từ vùng đáy khi triển vọng vĩ mô thôi xấu hơn. Trong giai đoạn này, VNIndex đã bật tăng mạnh 38.7% từ 351.55 điểm vào ngày 30/12/2011 lên mức 487.6 điểm vào ngày 9/05/2012.

Thị trường kết thúc năm 2011 với nhiều lo lắng khi (i) Thông tin xấu vẫn tràn ngập, (ii) Giá chứng khoán liện tục sụt giảm mạnh, (iii) Tâm lý giới đầu tư chán nản và đầy hoài nghi. Đây cũng là lý do khiến đà giảm tiếp tục kéo dài trong những tuần đầu tháng 1/2012.

>> Đà tăng của thị trường được củng cố thêm nhờ những diễn biến vĩ mô “bớt xấu đi”, chẳng hạn như:

(i) Lạm phát được kiềm chế, tạo điều kiện cho các ngân hàng kéo giảm lãi suất (NHNH ban hành Thông tư 14 áp trần lãi vay 15%/năm với 4 lĩnh vực ưu tiên), tỷ giá cũng được cam kết giữ ổn định.

(ii) Chính phủ đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.

(iii) Gỡ khó cho ngành bất động sản bằng cách loại mảng tín dụng bất động sản quan trọng ra khỏi “không khuyến khích”, cho phép tái cơ cấu các khoản nợ vay.

Điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là sự hào hứng của dòng tiền khối ngoại mạnh dạn tham gia thu gom cổ phiếu, xuất phát từ thông tin tỷ giá được Chính phủ cam kết giữ ổn định trong năm 2012.


Giai đoạn 2 (10/05 - 28/11): Vĩ mô không tiến triển, và cú sốc từ hàng loạt thông tin “hình sự”. Đây là giai đoạn thị trường lao dốc khá mạnh. Theo đó, VN-Index đã sụt giảm 22.3% về 375.79 điểm. Thị trường thiếu vắng thông tin hỗ trợ khi các kế hoạch nhằm cải thiện nền kinh tế đã được tung ra trong giai đoạn trước đó nhưng chưa đem lại hiệu quả rõ rệt.

Kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này không thực sự có nhiều chuyển biến đáng kể mà thậm chí còn bộc lộ nhiều điểm đáng lo ngại hơn, cụ thể:

(i) Lãi suất mặc dù giảm nhưng tăng trưởng tín dụng lại diễn ra khá chậm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng vẫn ngày một gia tăng.

(ii) Thị trường bất động sản tiếp tục đông cứng mặc dù các doanh nghiệp thi nhau giảm giá sốc.

(iii) CPI theo chiều hướng tích cực khi giảm tốc nhưng không đem lại sự hứng thú cho giới đầu tư khi sức cầu nền kinh tế vẫn còn ì ạch.

(iv) Cơn địa chấn mang tên Bầu Kiên và các vụ việc liên quan đến ACB, cùng với vụ việc STB và gia đình họ Đặng (xem thêm thông tin bên dưới).


Giai đoạn 3 (29/11 – 31/12): Hào hứng với kế hoạch ”giải cứu” bất động sản và nợ xấu ngân hàng

Thị trường thực sự bùng nổ nhờ sự hỗ trợ tích cực từ các thông tin vĩ mô. Theo đó, NHNN tiếp tục giảm trần lãi suất tiền gửi và nổi bật nhất là kế hoạch “phá băng” bất động sản, “giải cứu” nợ xấu ngân hàng được truyền tải rầm rộ. Hàng loạt các biện pháp nhằm giải cứu thị trường bất động sản, đặc biệt tại TPHCM và Hà Nội, như giảm thuế, giảm lãi suất, giãn nợ, cung tiền…được đề xuất.



chứng khoánnhà đầu tưSTBThị trườngACB
reaction

526 lượt thích

2 bình luận

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.