Gợi một chút ký ức trở về từ năm 2020, khi mà dự thảo điện 8 đi cùng với COP 26 được đề ra - khi đó người người nhà nhà nhắc đến các thuật ngữ như: Năng lượng tái tạo, điện khí hóa lỏng, thủy điện tích năng, giá FiT, v.v
Và sau 4 năm, chúng ta vẫn đứng ở đó, chỉ có một số điều khác biệt:
Năm 2019, bản thân mình bắt đầu quan sát đến PGV - một trong những tổng công ty điện (EVNGENCO) hàng đầu tại Việt Nam, với công suất và số lượng nhà máy điện quản lý khổng lồ. Đặc biệt có đặc khu điện khí LNG Long Sơn khiến mình chú ý. Và sau 5 năm, nó vẫn được chú ý - nhưng chỉ là chưa nhúc nhích.
Nhìn nhận dưới góc nhìn thực tế, tạm bỏ qua việc Chính phủ đang nỗ lực thực hiện và nâng cấp hạ tầng đường dây 500 KV từ Bắc chí Nam thời gian nay - thì cơ chế giá điện với nhiều loại hình năng lượng vẫn gặp nhiều bất cập.
Năm 2018, khi mà nhà ở cạnh nhà máy thủy điện - nhưng vẫn mất điện 2 ngày ??? Thì thiết hỏi, không biết các bác trên thành phố lớn liệu có đang "SỐNG ỔN KHÔNG". Năm nay mùa nóng cũng đến gần rồi!!
Nhìn theo đề án điện 8, thực sự với quy mô công suất điện khí xây mới lên tới hơn 29,000 MW (chiếm hơn 41% tổng công suất xây mới), cần có 1 cơ chế giá làm hài lòng các bên.
Hiểu đơn giản, chúng tôi xây nhà máy, các anh phải hủy động điện thì chúng tôi cho máy chạy. Bán điện cho các anh, chúng tôi mới có tiền. Nếu các anh không huy động điện, nhà máy chúng tôi sẽ không đảm bảo hoạt động đủ thời lượng. Nhưng càng chạy nhiều, giá điện 1KW chúng tôi bán ra lại càng đắt (do các chi phí liên quan bị đội lên)
Thông thường, đối với các dự án điện LNG, số giờ sử dụng công suất lắp máy nếu đạt được khoảng 6.000 giờ/năm - tức cam kết hệ số huy động công suất lắp máy từ các nhà máy này chiếm tỷ lệ khoảng 68,5% và với giá bán điện hợp lý thì mới đem lại hiệu quả cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, các chủ đầu tư điện khí LNG luôn đề nghị tỷ lệ này ở mức 72-90% trong toàn bộ thời hạn hợp đồng (và cần là cam kết trong trung hạn).
Hiện tại Việt Nam đang sử dụng giá điện 1 thành phần, ưu điểm là đơn giản dễ tính - nhưng phản ánh chưa đúng chi phí người tiêu dùng gây ra cho hệ thống.
Với giá điện 2 thành phần, sẽ chia ra làm 2 thành tố:
Đây là cơ chế giá đã được áp dụng tại 1 số quốc gia như Trung Quốc, Indonesia đối với điện sản xuất và 1 phần tiêu dùng dân dụng.
Việc áp dụng thêm giá công suất, bên cạnh việc tính lượng điện năng tiêu thụ, cũng sẽ góp phần khuyến khích khách hàng sử dụng điện hiệu quả. Từ đó nâng cao hệ số phụ tải điện, tiết kiệm được tiền điện, giúp giảm việc đầu tư công suất nguồn và mở rộng lưới điện.
=> Đặc biệt, đối với những khách hàng đăng ký công suất lớn hơn so với nhu cầu sử dụng thực tế, ngành điện sẽ thu hồi được cả chi phí đầu tư.
Trung Quốc - nước láng giềng của chúng ta đã bắt đầu thực hiện giá điện hai thành phần từ ngày 1/1/2024 nhằm tăng vai trò hỗ trợ của điện than cho năng lượng tái tạo, đó là các nhà máy nhiệt điện than được trả tiền công suất khi không phát điện và thêm tiền điện năng khi phát thực tế.
Với Việt Nam, đến 2050, khi điện khí dần thay thế vai trò điện than, thì việc có cơ chế giá rõ ràng để giúp cho "Điện khí" trở thành PHỤ TẢI cho NLTT trong thời kỳ ảnh hưởng thời tiết, khí hậu là vô cùng cấp thiết. Điện khí có tính sẵn sàng cao hơn điện than - giảm phát thải tốt hơn điện than. Chỉ có điều, chưa có cơ chế giá bán rõ ràng với dự án LNG??
Có lẽ câu chuyện về điện khí vẫn cần nhiều thêm thời gian để thúc đẩy phát triển hơn nữa. Có lẽ là 2 3 năm, 5 10 năm. Thậm chí đến tận điện 9 điện 10 mới thúc đẩy được.
485 lượt thích
© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.
Châu Hà
8 tháng trước