Vnindex đã có lúc giảm về 1184.53 điểm nhưng hồi phục vào cuối tuần đạt 1223.64 điểm sau tuần giao dịch 05-09/08. Ta đang đối diện những thông tin tiêu cực từ thị trường quốc tế sau đợt bán tháo đồng loạt trên các thị trường chứng khoán thế giới.
Tâm lý tiêu cực Sơn thấy tới từ lo ngại nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái qua số liệu thất nghiệp cao hơn dự kiến và hoạt động đóng vị thế giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) của các quỹ sử dụng tiền vay là đồng Yen sau thông tin NHTW Nhật nâng lãi suất điều hành.
Dù vậy nội tại của thị trường Việt Nam Sơn nghiêng về kịch bản tích cực, Sơn dự báo vượt qua những phiên bán tháo hoảng loạn để ổn định trong tháng tới rồi quay trở lại xu hướng tăng thay vì tiếp tục giảm mạnh về 1100 hay 1000.
Những số liệu về vĩ mô như chỉ số PMI, tỷ giá USD/VND, kết quả kinh doanh Q2/2024 của các DN niêm yết đểu ủng hộ cho chiều hướng hồi phục của nền kinh tế nói chung và chiều hướng tăng của thị trường chứng khoán.
Về yếu tố cung cầu, sóng giảm từ tuần giao dịch 10/07 đến nay có khối lượng tăng dần đều (đặc biệt tại chỉ số Vn30) nhưng kết quả tại nến tuần Sơn thấy có giá đóng cửa ở mức cao so với thân nến và không tiêu cực như đợt sóng giảm tháng 09/2023 hay 04/2024. Đây là tín hiệu có lượng cầu ẩn sau mua vào tại những phiên giảm mạnh vừa qua.
Sơn đề xuất 2 chiến lược:
Chiến lược 1 mua sớm thời gian này sẽ được giá tốt, phù hợp với nhà đầu tư chấp nhận rủi ro vì tâm lý trên thị trường chưa ổn định kèm thanh khoản chưa xác nhận cho tăng bền vững.
Chiến lược 2: Đợi xác nhận lực cầu mua mạnh sẽ đảm bảo an toàn và tăng bền vững dành cho nhà đầu tư thận trọng chấp nhận mua giá cao.
Nhóm cổ phiếu Sơn đánh giá tích cực có dệt may TNG, công nghệ FPT, chứng khoán MBS, vận tải HAH, hóa chất CSV, dầu khí PLX, bán lẻ MWG.