Cả nước hân hoan đón năm mới Giáp Thìn 2024
Từ 19h ngày 30 tháng Chạp (9/2), người dân trên cả nước đổ về khu vực trung tâm các tỉnh, thành vui chơi chờ đón giao thừa, chào năm mới Giáp Thìn 2024.
Không khí người dân cả nước hân hoan, vui đón giao thừa Tết Giáp Thìn - 1
Từ 18h, hàng nghìn người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TPHCM) đón giao thừa và chờ xem pháo hoa. Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, thời tiết về tối ở Sài Gòn mát mẻ, thuận tiện cho việc đi chơi, đón giao thừa (Ảnh: Quang Ninh).
Nhiều gia đình tranh thủ chụp hình kỷ niệm, check-in với hình tượng rồng khổng lồ (Ảnh: Hải Long).
Tại chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), người dân tranh thủ trước giao thừa đi chùa làm lễ (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Các tuyến đường quanh khu vực đường hoa Nguyễn Huệ đông xe cộ do lượng lớn người dân đổ ra đường vui chơi, đón giao thừa. Xe của Trung tâm cấp cứu 115 TPHCM cũng đã ứng trực, sẵn sàng làm nhiệm vụ tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Ảnh: Hải Long).
Tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và chúc Tết các cán bộ, phóng viên Đài truyền hình Việt Nam đang trực phát sóng các chương trình truyền hình phục vụ người dân cả nước trong đêm giao thừa (Ảnh: Nhật Bắc).
Tại khu vực ngã ba đường Văn Cao - Trích Sài, 2.024 máy bay không người lái đã sẵn sàng cho buổi trình diễn ánh sáng đặc biệt vào 23h30 tối nay (Ảnh: Mạnh Quân).
Từ 20h, rất đông người dân Thủ đô đã đổ về khu vực này để đón xem. Trước đó, vào tối 28 Tết, chương trình tổng duyệt đã mang lại màn trình diễn ấn tượng, mãn nhãn hàng nghìn người theo dõi (Ảnh: Mạnh Quân).
Anh Lê Đại Tôn (quê Hải Dương, đang sinh sống tại Thanh Trì, Hà Nội) háo hức được xem trình diễn 2.048 máy bay không người lái nên đã cùng gia đình tới đường Văn Cao trải thảm chờ từ 19h. Anh Tôn cũng đem theo lều vừa dự phòng tránh mưa rét, vào dự định sẽ dựng lên để theo dõi trình diễn.
Lực lượng Công an phường Hàng Trống, Công an quận Hoàn Kiếm bàn bạc phương án bảo vệ trận địa pháo hoa đêm giao thừa (Ảnh: Thành Đông).
20h, người dân bắt đầu đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm chờ xem pháo hoa tầm cao (Ảnh: Thành Đông).
Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Pò Hèn (Móng Cái, Quảng Ninh) trang trí mâm ngũ quả đón giao thừa tại chốt canh gác khu vực biên giới (Ảnh: Nguyễn Dương).
Trên đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), cán bộ, chiến sỹ thuộc các đơn vị bộ đội, công an cùng nhau tổ chức chương trình "Hái hoa dân chủ", biểu diễn văn nghệ hòa chung niềm vui chào đón năm mới. Cột cờ Cồn Cỏ cũng đã được chiếu sáng rực rỡ với cờ Tổ quốc tung bay trong gió (Ảnh: Nhật Anh).
Không khí người dân cả nước hân hoan, vui đón giao thừa Tết Giáp Thìn - 17
19h30, trên tuyến đại lộ Lê Lợi (thành phố Thanh Hóa), nhóm công nhân môi trường nghỉ ngơi, trò chuyện trước khi vào ca trực đêm giao thừa (Ảnh: Thanh Tùng).
Chị Hoàng Thị Tuyền (43 tuổi, quê Nghệ An, làm công nhân môi trường được khoảng 5 năm) đang ngồi nghỉ cùng đồng nghiệp sau khi dọn dẹp tại một điểm trực ở TP Thủ Dầu Một (Bình Dương). Chị Tuyền cho biết, Tết sẽ không được đón giao thừa ở nhà mà sẽ cùng các công nhân khác dọn đến khoảng 4h sáng ngày mùng 1 Tết (Ảnh: Phạm Diện).
Tại phố đi bộ Bạch Đằng (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương), hàng nghìn người dân đổ về xem rồng vàng phun nước. Mô hình rồng được làm từ mút xốp, nặng 40kg đặt bên bờ sông Sài Gòn (Ảnh: Phạm Diện).
19h45, trong thời gian chờ đợi xem pháo hoa, người dân Cần Thơ đổ xô ra chụp ảnh, check-in đường hoa Xuân ở Công viên Sông Hậu (Ảnh: Bảo Kỳ).
20h tại điểm trang trí linh vật rồng khu vực đuôi Cầu Rồng, rất đông người dân và du khách tập trung xem linh vật rồng biểu diễn phun khói tạo hiệu ứng nước, lửa.