CẬP NHẬT QUÁ TRÌNH MỸ CÔNG NHẬN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VỚI VIỆT NAM
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH
Ngày 8/9/2023, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Ngày 8/5/2024, DOC tổ chức phiên điều trần xem xét hồ sơ, dự kiến sẽ có kết luận vào ngày 26/7/2024, nhưng được dời lại vào đầu tháng 8 này.
Về việc Mỹ công nhận Việt Nam kinh tế thị trường sẽ công bố thứ 6 này (theo giờ Mỹ), trao đổi với các bên thì xác suất công nhận là rất cao dù một số thư đề nghị không công nhận chủ yếu từ phía Đảng Cộng Hòa. Nhìn chung Việt Nam kỳ vọng được công nhận sớm vì trong trường hợp Trump lên tổng thống, bối cảnh sẽ trở nên khó lường.
LỢI ÍCH KINH TẾ
Ảnh hưởng tích cực đối với xuất khẩu: Giúp hàng hóa Việt Nam có cơ hội cạnh tranh công bằng hơn tại thị trường này. (Mỹ hiện tại là thị trường XK số 1 của Việt Nam, chiếm ~30%).
Ảnh hưởng tích cực đối với tỷ giá: Xuất khẩu tăng góp phần làm tăng giá trị đồng nội tệ, đồng thời giúp SBV có thêm dư địa để sử dụng các biện pháp ổn định tỷ giá khi cần thiết.
Ảnh hưởng tích cực đối với dòng vốn FDI: Việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến thuế chống bán phá giá sẽ tạo ra một sân chơi an toàn, lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, điều này cũng sẽ góp phần thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam hơn nữa.
Diễm Phương
5 tháng trước