"CẮT LỖ" - TIẾC NUỐI NHƯNG LÀ VIỆC LÀM CẦN THIẾT
Cắt lỗ là cụm từ gây ám ảnh cho nhà đầu tư và là hành động mà không ai muốn phải thực hiện cả. Tuy nhiên, đó lại là yếu tố quyết định sự sống còn trong sự nghiệp đầu tư đầy chông gai.
1️⃣Hãy đối mặt với sai lầm thay vì cố gắng tránh nó
+ “Trong giao dịch, đúng hay sai không quan trọng, cái chính là bạn kiếm được bao nhiêu khi đúng và mất bao nhiêu khi sai” - George Soros
+ Mấu chốt của việc đầu tư thành công không phải là cố gắng tránh né càng ít sai lầm càng tốt mà là hãy biết đối diện và xử lý các sai lầm như một phần của cuộc chơi.
2️⃣Cắt lỗ để tránh gặp phải những sai lầm lớn
+ “Chìa khóa để giao dịch thành công chính là kỷ luật trong cảm xúc. Nếu sự thông minh là chìa khóa, thì có cả đống người kiếm được tiền từ giao dịch rồi. Tôi biết điều này nghe hơi giáo điều. Những lý do quan trọng nhất khiến người ta mất tiền trên thị trường tài chính đó là việc họ không cắt những khoản lỗ sớm hơn” - Victor Sperandeo.
+ Nếu như bạn lỗ 5% và sẵn sàng chấp nhận cắt lỗ thì ở vị thế sau đó chúng ta chỉ cần lời 5,3% là đủ hòa lại vốn đã mất, khoảng cách giữa %lời và % lỗ là 0,3%, tuy nhiên nếu để mức lỗ càng lớn thì bắt buộc chúng ta càng phải kiếm lời nhiều hơn để hòa lại vốn (nếu để khoản lỗ lên đến 50% thì chúng ta phải lời 100% để hòa lại vốn).
=> Vì thế giả sử ví việc cắt lỗ là cánh cửa của thành công trong đầu tư chứng khoán thì cắt lỗ nhanh chính là chìa khóa để mở toang cánh cửa đó.
+ Nói như thế nhưng nếu việc cắt lỗ liên tục thì phải xem xét lại phương pháp đầu tư, phương pháp lựa chọn cổ phiếu của mình.
3️⃣Vậy thì khi nào thì nên cắt lỗ?
+ Thời điểm bán ra một cổ phiếu là khi bạn nhận thấy nhận định ban đầu của bạn về doanh nghiệp là sai lầm, xu hướng đi xuống của yếu tố tăng trưởng của doanh nghiệp hay là bạn tìm kiếm một cơ hội khác tuyệt vời hơn để đầu tư.
+ Các nhà đầu tư chỉ bán cổ phiếu ra khi có sự chuyển biến tiêu cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và giá giảm trong bối cảnh tình hình của doanh nghiệp vẫn tốt lại là cơ hội để mua thêm.
Thực tế cho thấy hành động bán lúc nào cũng khó hơn hành động mua, đặc biệt là hoạt động cắt lỗ. Vì thế cắt lỗ trong chứng khoán là bài học mà cả đời chúng ta cần phải học.