Chứng khoán
𝐒𝐨̂́ 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐯𝐢̃ 𝐦𝐨̂ 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝟔 𝐯𝐚̀ 𝐐𝟐/𝟐𝟎𝟐𝟒 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐡𝐨̛𝐧 𝐤𝐲̀ 𝐯𝐨̣𝐧𝐠
Chào buổi sáng cả nhà, em xin gửi một số thông tin vĩ mô và chiến lược cho tuần ngày 01/07/2024 với các nội dung chính được cập nhật ạ.
𝐒𝐨̂́ 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐯𝐢̃ 𝐦𝐨̂ 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝟔 𝐯𝐚̀ 𝐐𝟐/𝟐𝟎𝟐𝟒 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐡𝐨̛𝐧 𝐤𝐲̀ 𝐯𝐨̣𝐧𝐠
GDP Q2/2024 tăng +6,93% so với cùng kỳ (đi ngược với một số dự báo thận trọng gần đây cho rằng tăng trưởng có thể thấp hơn mức tăng 5,87% của quý 1 vừa rồi)
Tăng trưởng này chủ yếu bởi Sản xuất công nghiệp tăng trưởng tốt, xuất nhập khẩu cải thiện, giải ngân vốn FDI duy trì đà tăng. Trong khi tiêu dùng trong nước có tăng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu bứt phá (Tăng trưởng về Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ so với cùng kỳ duy trì dưới 10%), điểm tích cực khi du lịch phục hồi mạnh.
Đầu tư công chưa cải thiện như kỳ vọng (mới hoàn thành 33,8% kế hoạch cả năm)
Bất ngờ lớn là số liệu xuất siêu tới hơn 2,94 tỷ USD trong cả tháng 6 (nửa đầu tháng 6 còn nhập siêu nhẹ)
CPI bình quân 6 tháng 2024 duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ +4,08% (mục tiêu cả năm 4-4,5%)
=> Kỳ vọng trong các quý cuối năm các nhóm ngành như Ngân hàng, Đầu tư công, Xuất khẩu, Bán lẻ, Bất động sản,... sẽ có câu chuyện tăng trưởng .
2.TTCK Việt Nam
TTCK Việt Nam điều chỉnh trở lại trên diện rộng. Dòng tiền thận trọng ở hầu hết nhóm ngành và lựa chọn trú ẩn tại các nhóm phòng thủ như Tiện ích, Bảo hiểm. Nhóm Bất động sản cũng đáng chú ý với diễn biến cân bằng sớm trở lại.
▪ Khối ngoại có tuần rút ròng thứ 17 liên tiếp với GT 4,4 nghìn tỷ đồng. Các quỹ ETFs duy trì quán tính rút ròng. Khối cá nhân trong nước tiếp tục là động lực nâng đỡ chính, tập trung đáng kể tại nhóm CNTT.
Chiến lược thị trường:
▪ Quan sát thị trường theo hướng quản trị rủi ro, tiếp tục tái cơ cấu danh mục theo hướng tập trung vào các mã có triển vọng phục hồi KQKD mạnh ở Q2.2024 và kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối năm. Giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp và chờ đợi tín hiệu cân bằng rõ nét hơn để tham gia trở lại.
▪ Duy trì tích lũy từng phần cho chiến lược đầu tư trung và dài hạn.
▪ Các câu chuyện được quan tâm trong ngắn hạn bao gồm (i) Cổ tức tiền mặt hấp dẫn trong môi trường lãi suất thấp (ii) Kế hoạch tăng vốn hoặc (iii) Kỳ vọng hưởng lợi từ chính sách (Luật đất đai, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh Bất động sản) chính thức hiệu lực từ ngày 01/08; Quyết định gia hạn giảm 2% thuế VAT đến hết năm
2024; và Quyết định cuối cùng của Bộ thương mại Mỹ về việc công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam vào ngày 26/07.
▪ Danh sách cổ phiếu tham khảo: Các mã có kế hoạch chia cổ tức tiền mặt hay cổ phiếu (CSV, DHA, MCH, SAB, PTB).
Tổng kết:
Nhịp điều chỉnh của chỉ số VNindex sẽ tiếp diễn do đã mất hỗ trợ ngắn hạn. Tuy nhiên có thể mức ảnh hưởng điều chỉnh không quá sâu, ngưỡng chặn 1.217-1.220 cần quan tâm do có thể xuất hiện đảo chiều.
Về các nhóm ngành cổ phiếu, xu hướng chung là điều chỉnh nhưng sức mạnh điều chỉnh không giống nhau.
Nhóm bán lẻ, Midcap, Thép, Vận Tải vẫn chưa có nhiều biến động điều chỉnh sâu.
Nhóm Ngân Hàng, Chứng Khoán, Bất Động Sản, Dầu Khí hay LaergeCap điều chỉnh cùng với chỉ số VNindex.
Qua đó, chúng ta cần tập trung vào các cổ phiếu dạng này để đưa vào danh mục, chuẩn bị cho nhịp thị trường cân bằng và đảo chiều.
239 lượt thích
© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.