Chỉ báo dòng tiền là gì?
Chỉ báo dòng tiền (MFI) được sử dụng để xác định xu hướng của cổ phiếu, phát hiện điểm vào, điểm ra của thị trường và định lượng rủi ro.
MFI thuộc nhóm chỉ báo chuyển động, cung cấp cho nhà đầu tư các thông tin quan trọng về thị trường: xác định các vùng quá bán, quá mua, tín hiệu phân kỳ đảo chiều và xu hướng diễn ra trong một khoảng thời gian (có thể theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng...), thông thường là 14 ngày giao dịch.
Chỉ số này được phát triển bởi Gene Quong và Avrum Soudack vào năm 1991, dựa trên chỉ báo RSI, nhưng bổ sung thêm yếu tố khối lượng giao dịch.
Công thức tính toán chỉ báo MFI sử dụng nhiều nguồn thông tin hơn so với chỉ báo RSI, bao gồm: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và khối lượng giao dịch.
Có 4 bước tính chỉ số MFI:
Bước 1: Tính giá điển hình (Typical Price )
Bước 2: Tính dòng tiền (Raw Money Flow)
Bước 3: Tính tỷ lệ dòng tiền (Money Flow Ratio)
Bước 4: tính giá trị MFI
MFI luôn dao động trong phạm vi từ 0 – 100. Tuy nhiên, trong thực tế trường hợp MFI = 0 hoặc =100 rất hiếm, nên trader thường lựa chọn mức 20 và 80 để xác định quá bán, quá mua.
Để xác định tín hiệu đảo chiều, nhà đầu tư có thể dựa vào phân kỳ giữa MFI và giá giống như RSI, qua đó tìm kiếm các lệnh Mua/bán đảo chiều để đón đầu xu hướng mới.
Khi đường giá cổ phiếu có xu hướng tăng, đường MFI có xu hướng đi xuống dưới (phân kỳ âm) thì giá cổ phiếu có thể đảo chiều giảm, nhà đầu tư nên thực hiện bán ra cổ phiếu.
Khi đường giá cổ phiếu có xu hướng giảm, đường MFI có xu hướng đi lên (phân kỳ dương) thì giá cổ phiếu có thể đảo chiều tăng, nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua để bắt đáy cổ phiếu.
Giống như với bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào khác, MFI không chính xác hoàn toàn, và có thể cho kết quả sai lệch trong một số trường hợp. Nhà đầu tư nên sử dụng MFI kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như EMA, chỉ báo Ichimoku, các mô hình giá....để đánh giá tình trạng thị trường và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Tổng hợp bài viết báo VnExpress
Tống Diệu Tú
9 tháng trước