Trang chủ
Video
Chế ảnh

Vũ Kim Oanh

11 tháng trước

Chiến lược đầu tư quý IV/2023

Chiến lược đầu tư quý IV/2023
Chế ảnh này

I. ĐIỂM NHẤN VĨ MÔ


Dữ liệu của tháng 10 đã cho thấy sự phục hồi nhẹ từ mức đáy nhưng mức quán tính này khó có thể tạo ra nhân tố bất ngờ cho nền kinh tế trong giai đoạn còn lại của năm. Trên thực tế, Chính phủ hiện đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2023 xuống còn 5% và các biện pháp hỗ trợ sẽ tập trung hơn trong năm 2024. Tâm điểm chú ý trong tháng 11 là kỳ họp Quốc hội thứ 6, trong đó kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024. kế hoạch ngân sách Nhà nước và các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng sẽ được thảo luận và thông qua.


1. Mặt bằng lãi suất trên thị trường cấp 1:


Đối với lãi suất trên thị trường, mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm và hiện tại lãi suất huy động đã về tương đương giai đoạn 2021.


• Tính đến cuối tháng 10, tín dụng tăng 7,1% so với cuối năm 2022 (tăng nhẹ so với mức 6,9% vào cuối tháng 9) và từ phía NHNN đang rà soát để xem xét tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng có nhu cầu.


• Lãi suất huy động tiếp tục giảm khoảng 30 điểm cơ bản trong tháng 10 và lãi suất huy động trung bình 12 tháng đối với nhóm KHTC là 4,6% đối với nhóm NHTMCP NN và 5,5% đối với nhóm NHTMCP.


2. Tỷ giá VND/USD


Tỷ giá USD/VND tiếp tục bật tăng trong tháng 10 và tương đồng với diễn biến của USD:


• Tỷ giá USD/VND tăng 1,1% trong tháng 10 trong bối cảnh đồng USD cũng ghi nhận tăng 0,5%. Tính từ đầu năm tới nay, USD/VND tăng 4,0% so với mức 3,0% của DXY và mức 4,5% - 6,0% của các đồng tiền khác trong khu vực.


• NHNN tiếp tục phát hành tín phiếu nhằm tìm ra điểm cân bằng tối ưu giữa tỷ giá và lãi suất thị trường 2 và hạn chế tác động lên lãi suất trên thị trường 1. Trên thực tế, đây là biện pháp tương đối hiệu quả và đã thu hẹp chênh lệch lãi suất VND-USD.


• Cung/cầu ngoại tệ không có nhiều áp lực. FDI giải ngân 10 tháng đạt 18 tỉ USD hay cán cân thương mại 10 tháng thặng dư 24 tỷ USD và biến động trên thị trường tự do cũng cho thấy nhu cầu tiền USD từ cá nhân trong nước không có sự đột biến.


3. FDI và đầu tư công


Giải ngân vốn FDI khả quan


• Tính đến cuối tháng 10, giải ngân FDI đạt 18 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ và là con số thực hiện cao nhất 10 tháng trong vòng 5 năm qua. Trong đó chủ yếu dòng vốn chảy vào lĩnh vực chế biến chế tạo (chiếm 82%).


• Vốn FDI đăng ký mới cũng khi nhận mức tăng trưởng tích cực (+10,5% svck).


• Một số dự án đăng kí lớn trong tháng 10 như dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam (1,5 tỷ USD), dự án Nhà máy Lite-On Quảng Ninh (690 triệu USD) và sự án sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao Ecovance của Tập đoàn SK (Tập đoàn lớn thứ 2 Hàn Quốc) (500 triệu USD).


Áp lực giải ngân trong 3 tháng còn lại của năm tài khóa:


• Tính đến hết tháng 10, tỷ lệ giải ngân đầu tư công đạt 56,8% kế hoạch Thủ tướng (2022: 51,3%) và tăng 33% svck. Xét theo tháng, đầu tư công tháng 10 chậm lại sau khi bật tăng mạnh vào tháng 9.



• Áp lực giải ngân trong 3 tháng còn lại của năm tài khóa vẫn còn khá lớn khi khối lượng cần giải ngân vào khoảng 300 nghìn tỷ đồng.


• Chính phủ đã trình Quốc hội ước tính về kế hoạch đầu tư công cho năm 2024, với mức tăng 10% so với 2023.


II. BỨC TRANH KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ III.2023


Kết quả kinh doanh Q3/2023 của các doanh nghiệp niêm yết cho thấy mặc dù tín hiệu phục hồi vẫn khá mờ nhạt khi lợi nhuận giảm trở lại -3,5% so với quý 2/2023 (dữ liệu cập nhật ngày 1/11). Tuy nhiên xu hướng ổn định được ghi nhận khi:


• Tổng doanh thu toàn thị trường giảm nhẹ -0,6% so với cùng kỳ và -0,1% so với quý trước, chỉ giảm -8,8% so với mức đỉnh vào quý 4/2022 và vẫn cao hơn đáng kể giai đoạn trước 2022.


• Tổng lợi nhuận sau thuế giảm -5% so với cùng kỳ sau khi liên tục ghi nhận mức giảm mạnh hai chữ số trong 3 quý trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng lợi nhuận giảm -15,8% so với cùng kỳ năm trước.


Động lực tăng trưởng chính của thị trường đến từ sự trở lại của các nhóm ngành:


• Dầu khí (+828% svck) và Tài nguyên cơ bản (+166%) phục hồi mạnh sau khi giá các loại hàng hóa điều chỉnh đáng kể từ mức đỉnh của quý 2/2022. Các mã ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý là BSR (+611% svck), PLX (+284%), bên cạnh HPG, HSG, NKG, PVD lấy lại mức lợi nhuận dương sau khi ghi nhận lỗ trong năm ngoái.


• Ngành Dịch vụ tài chính có quý thứ hai liên tiếp tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng, với mức tăng +138% svck. Giá trị giao dịch trung bình của thị trường chứng khoán đạt 24,5 nghìn tỷ đồng/phiên trong Q3, là mức cao nhất kể từ Q2/2022.

Ngược lại:


• Các nhóm ngành tiêu dùng tiếp tục giảm khi cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu đều chưa được cải thiện. Các ngành Bán lẻ (-67,8% svck), Hàng cá nhân và gia dụng (-41,4%), Ô tô & phụ tùng (-54,5%), Thực phẩm & Đồ uống (-7%) giảm quý thứ 4 liên tiếp.


• Ngành Hóa chất ghi nhận mức giảm mạnh nhất (-70,3% svck) khi lợi nhuận nhiều doanh nghiệp đầu ngành cùng giảm sâu như DPM (-93%), DCM (-90%), DHB (-189%), DGC (-47%).


• Ngành Ngân hàng (-1,4% svck) và các ngành công nghiệp lớn như Bất động sản (-32,4%), Điện nước & xăng dầu khí đốt (-40,5% svck), Hàng & Dịch vụ công nghiệp (-11,3%) tiếp tục giảm khi hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn tăng trưởng yếu.


reaction

242 lượt thích

0 bình luận

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.