Chính sách tiền tệ: Đà tăng của lãi suất huy động chậm lại
✅ Tính đến ngày 9/8, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng bình quân của các ngân hàng thương mại tăng lên 4,96%/năm, tăng 0,05 điểm % kể từ đầu tháng (sv 0,04 điểm % sv tháng trước trong tháng 7 và 0,12 điểm % sv tháng trước trong tháng 6) và +0,02 điểm % tính từ đầu năm. Trong khi lãi suất huy động tăng vừa phải trong tháng 7 do tăng trưởng tín dụng sv đầu năm chỉ ở mức 5,66%, tốc độ tăng trưởng lãi suất huy động kể từ đầu tháng đã tăng 0,05 điểm %, khiến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng hiện tại vượt 0,02 điểm % sv mức cuối năm 2023. Bên cạnh đó, trong khi tín dụng tăng 5,66% tính đến cuối tháng 7, giảm 0,34 điểm % từ mức 6,0% trong 6T24, tín dụng đã cải thiện từ mức chỉ 5,3% tính đến ngày 17/07 (-0,7 điểm % sv 6,0% trong 6T24). Điều này cho thấy tăng trưởng tín dụng đã phục hồi từ giữa tháng 7 trở đi, vì vậy lãi suất huy động vẫn tiếp tục tăng vừa phải trong tháng 7.
✅ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có sự chuyển hướng đáng chú ý về chính sách tiền tệ vào đầu tháng 8 sau động thái giảm cả lãi suất OMO và lãi suất tín phiếu xuống 4,25%/năm từ mức 4,5% trước đó. Việc cắt giảm lãi suất này đã đảo ngược xu hướng các đợt tăng lãi suất trong nửa đầu năm 2024, khi cả lãi suất OMO và lãi suất tín phiếu đều được tăng lên 4,5% từ mức 4,0% và 3,9% tương ứng hồi đầu năm. Động thái này diễn ra trong bối cảnh áp lực tỷ giá hạ nhiệt đã cho phép NHNN linh hoạt hơn trong điều hành chính sách tiền tệ, theo đó nhà điều hành sẽ có thêm không gian chính sách để hỗ trợ thanh khoản thị trường thông qua kênh thị trường mở cũng như điều kiện để bổ sung dự trữ ngoại hối vào giai đoạn cuối năm nay. Theo đó, NHNN đã bắt đầu bơm ròng 13,1 nghìn tỷ đồng (524 triệu USD) qua kênh OMO trong tuần thứ hai của T8/24 sau khi hút ròng 45,7 nghìn tỷ đồng (1,8 tỷ USD) trong tuần trước đó. Tính đến ngày 09/08, NHNN đã hút ròng lũy kế 37,9 nghìn tỷ đồng (1,5 tỷ USD).
👉Tham gia room tư vấn của mình tại đây: https://zalo.me/g/fzogld410
👉NĐT có nhu cầu hỗ trợ liên hệ zalo: 0913.581.942