Trang chủ
Video
Chế ảnh

Chứng khoán

Bò và Gấu

Tài khoản này đã được xác thực qua Entrade X. Tìm hiểu thêm.
ic_purple_tick

2 năm trước

Chuẩn bị công bố KQKD quý 2, liệu các ngân hàng có giữ được phong độ như quý 1?

Ngay quý đầu năm, nhiều ngân hàng đã có một khởi đầu thuận lợi với con số lợi nhuận ấn tượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện tại, liệu các nhà băng còn có thể duy trì được phòng độ của những tháng đầu năm hay không?

Chuẩn bị công bố KQKD quý 2, liệu các ngân hàng có giữ được phong độ như quý 1?
Chế ảnh này

Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng kể từ đầu tháng 5 đến nay. Thậm chí, một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn cũng bắt đầu tham gia cuộc đua thu hút tiền gửi nhằm chuẩn bị cho nhu cầu vay vốn tăng nhanh khi gói hỗ trợ lãi suất 2% được áp dụng.


Theo khảo sát thực tế trên thị trường hiện nay, các ngân hàng đều điều chỉnh lãi suất tăng thêm 0,3-0,8%/năm ở một số kỳ hạn. Tính đến tháng 6, câu lạc bộ các ngân hàng có lãi suất huy động trên 7% có thêm nhiều thành viên mới.


Sacombank hiện là ngân hàng chào với mức lãi suất cao nhất, lên tới 7,55% cho kỳ hạn 18 tháng trở lên. Ngoài ra các ngân hàng niêm yết mức lãi suất trên 7% còn có Nam A Bank (7,4%/năm), Kienlongbank (7,3%/năm, kỳ hạn 36 tháng), (7,2%/năm, từ 24 tháng), Viet Capital Bank (7%/năm, kỳ hạn 24 tháng), CBBank (7%/năm, từ 13 tháng),…


Theo các chuyên gia, lãi suất tiết kiệm có chiều hướng gia tăng tác động lên chi phí của các ngân hàng, nhất là khi nhu cầu tín dụng và đầu tư tăng lên, nhưng trước áp lực lạm phát trong nước, thì lãi suất tiền gửi khó giảm xuống.


Nhiều ngân hàng cho biết, lãi suất huy động tăng nhanh được xem là rủi ro của hoạt động ngân hàng và thu hẹp biên độ lãi ròng (NIM) của các nhà bằng trong 6 tháng cuối năm. Các chuyên gia phân tích đanh giá việc cải thiện NIM sẽ chậm lại, thậm chí giảm do các ngân hàng còn đang phải hỗ trợ lãi suất cho vay cho khách hàng trong bối cảnh hồi phục kinh tế sau dịch.


Nếu như trong mỗi trường lãi suất giảm, các ngân hàng có nhiều cơ hội để tăng khả năng sinh lời trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm nhanh theo các chính sách của nhà điều hành, trong khi lãi suất cho vay giảm chậm hơn vì phụ thuộc vào ý chí và chiến lược kinh doanh của các ngân hàng, thì ngược lại khi mặt bằng lãi suất đi lên trở lại, các ngân hàng có thể đối mặt với không ít thách thức.


Bên cạnh lãi suất huy động tăng mạnh, tăng trưởng tín dụng đang có dấu hiệu chậm lại. Cụ thể, theo con số được công bố bởi NHNN, tăng trưởng tín dụng tính từ đầu năm đến cuối tháng 3 đạt 5,04%; nhưng đến ngày 9/6 đạt 8,15%.


Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng chậm lại chủ yếu là do các ngân hàng đã cạn room tín dụng. Ví dụ như tại ngân hàng Vietcombank, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 5 đã đạt 9%, gần chạm chỉ tiêu tăng trưởng cả năm mà NHNN cho phép.|


Bước sang các quý sau, lợi nhuận bất thường của các ngân hàng sẽ dần mờ nhạt, khi đó động lực tăng trưởng được kỳ vọng đến từ các yếu tố khác. Giới phân tích cho rằng động lực tăng trưởng của ngân hàng từ nay đến cuối năm 2022 dự báo sẽ đến từ 3 yếu tố bao gồm tín dụng tăng trưởng mạnh, thu nhập từ phí tăng và chi phí tín dụng được kiểm soát tốt.


Bài gốc: https://cafef.vn/chuan-bi-cong-bo-kqkd-quy-2-lieu-cac-ngan-hang-co-giu-duoc-phong-do-nhu-quy-1-20220621224152783.chn

CTGVPBTCBMBBVCBSHB
reaction

3 lượt thích

0 bình luận

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.