Trang chủ
Video
Chế ảnh

Chứng khoán

Hạnh Chi Vũ

2 năm trước

Chứng khoán có phản ánh đúng nền kinh tế?

Người ta có câu "Chứng khoán là tấm gương phản ánh nền kinh tế", câu này đúng nhưng chưa hoàn chỉnh...

Chứng khoán có phản ánh đúng nền kinh tế?
Chế ảnh này

Người ta có câu "Chứng khoán là tấm gương phản ánh nền kinh tế", câu này đúng nhưng chưa hoàn chỉnh. Chính xác hơn phải là "Phản ánh kỳ vọng", có nghĩa là giá chứng khoán hiện tại thể hiện kỳ vọng tương lai của nền kinh tế nói chung, của doanh nghiệp nói riêng. Chính vì thế chúng ta hay được chứng kiến sự kiện "Tin ra là bán", có nghĩa là cứ có chính sách tốt hoặc tin lợi nhuận khả quan là thị trường bị bán tức thì. Mà cung ra nhiều thì rất dễ đỏ, giảm sâu. Khi đó lại vang lên những tiếng khóc ai oán. Ngoài ra, chứng khoán đôi lúc cũng khá tách bạch với nền kinh tế. Ở những thị trường nhỏ bé và hơi rừng rú như TTCK Việt nam, có những giai đoạn nhất định bị dẫn dắt và ảnh hưởng từ yếu tố dòng tiền, ý muốn của Nhà tạo lập. Như đã biết TTCK có đến 98% là nhỏ lẻ, có tính bầy đàn cao, rất dễ bị dẫn dụ. Nhất là với tính cách khá "khôn lỏi, con buôn" của NĐT cá nhân VN, khi có dấu hiệu bất ngờ, không cần phân tích gì nhiều, học thuật mà làm gì, P/E hay P/B cũng vứt, quăng dép ngay khi cần.


Trong một chu kỳ đủ dài, sự lên hay xuống của chứng khoán phụ thuộc chủ yếu vào chính sách vĩ mô. Thật vậy, hãy nhìn vào một giai đoạn từ 2008-2022 của chứng khoán Mỹ thì thấy rõ nét nhất. Bản chất FED dựa vào học thuyết kinh tế Keynes điều hành nền kinh tế bằng Bơm và Hút. Mỗi khi kinh tế yếu hoặc rơi vào suy thoái là Bơm, bơm xong rồi đến khi kinh tế phục hồi trở lại, tăng trưởng mạnh thì Hút. Vòng tròn Bơm/Hút này cứ thế lặp đi lặp lại. Giá chứng khoán là sóng hình sin, cho nên cũng sẽ đi cùng chiều với các động thái Bơm/Hút. Không chỉ FED tác động vào TTCK, mà hành vi của nhiều CP và NHTW cũng gây ra những kết quả tương tự. Việt nam cũng không là ngoại lệ khi nhiều Chính sách của CP và NHNN sẽ làm CK thăng hoa hoặc giảm sốc. Nhưng luôn có độ lệch pha. Đầu tiên là có sự phản ứng trước. Có nghĩa là khi bắt đầu có tin đồn đại (rumour) về một chính sách nào đó, sẽ có một dòng tiền nhỏ (thông minh) nhảy vào trước. Đây là những hoạt náo viên chưa có sức mạnh lan toả, chủ yếu sẽ "kiếm chác" được nếu tin đồn là đúng (mà ở VN ít khi tin đồn lại không thành hiện thực). Sự phản ứng trước này dù không lớn, nhưng cũng có tác động nhất định đến thị trường chung. Sau đó khi chính sách chính thức ra mắt, đám hoạt náo viên này sẽ nhanh tay chốt lời, thậm chí nhân tiện đạp thêm vài cú khi thị trường hưng phấn vì tin tốt. Đấy chính là SỰ PHẢN ỨNG TRƯỚC.


Còn độ trễ thì sao? Bất kể chính sách nào đều mang tính 2 mặt, được cái này mất cái kia. Cho nên luôn cần sự thấu hiểu của thị trường. Trong quá trình thị trường "hiểu ra" được mặt tích cực của Chính sách thì sẽ có hiện tương ngờ vực, chốt lời cái đã, tính sau. Cho nên để TTCK phản ánh đầy đủ Chính sách sẽ cần một thời gian nhất định. Thường là Chính sách ra đời xong sẽ làm cho thị trường trượt tiếp thêm một đoạn nữa (theo quán tính). Nếu nhìn vào lịch sử TTCK Mỹ cũng thấy rất rõ điều này. Mỹ bơm gói QE rất lớn từ cuối 2008, nhưng TTCK vẫn tiếp tục lao dốc thêm 1 năm nữa mới tạo đáy. Ngay cả thời gian gần nhất là 2019 khi Mỹ bắt đầu giảm lãi suất, đặc biệt khẩn cấp cắt về 0% vào kỳ họp tháng 3/2020, nhưng CK Mỹ chỉ thăng hoa từ tháng 5/2020. Ở VN còn thể hiện rõ hơn. Như hiện nay chính sách "nới lỏng tiền tệ" của NHNN là rất rõ ràng khi bắt đầu giảm lãi suất điều hành, lãi suất cho vay, bơm thanh khoản bằng cung tiền M2, mua $ vào. Nhưng TTCK vẫn khá ì ạch, chưa hề có phản ứng gì. Chắc phải chờ đợi khi dòng tiền thẩm thấu ra thị trường mới nhìn được bức tranh toàn cảnh. Đó chính là thuật ngữ ĐỘ TRỄ.


Đầu tư chứng khoán là bộ môn cao cấp, đòi hỏi nhiều trí tuệ, học thuật cùng kinh nghiệm. Thắng một vài trận chưa là gì cả, mà phải luôn trau dồi học hỏi, trang bị kiến thức, tích luỹ các bài học kể cả từ sai lầm trong quá khứ. Chỉ có như vậy mới có thể lọt vào 5% người chiến thắng cuối cùng trên TTCK.

FEDNgân hàng Nhà nước
reaction

12 lượt thích

0 bình luận

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.