Trang chủ
Video
Chế ảnh

InvestOne Như

7 tháng trước

DCM - phi vụ M&A có làm phân thơm phức

Cổ phiếu DCM thì đây là cổ phiếu của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau được thành lập vào ngày 09/03/2011. DCM hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất những dòng phân bón dinh dưỡng cao phù hợp với nhiều loại cây trồng và vùng đất. Thừa hưởng thành tựu công nghệ trên nền tảng công nghiệp hoá dầu giúp DCM đạt hiệu quả kinh doanh tốt. Hiện DCM đang sở hữu 2 nhà máy với sản phẩm chủ lực là Ure hạt đục, công suất 800.000 tấn/năm và NPK với công suất 300.000 tấn/năm. Thương hiệu Đạm Cà Mau hiện đang có mặt trên toàn quốc và mở rộng xuất khẩu ra thị trường quốc tế với các thị trường mục tiêu chiến lược ĐBSCL, Nam bộ và Tây Nguyên, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ…. Về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính: Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 của DCM có nhiều tín hiệu tích cực. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.885 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất khẩu ure là “trụ đỡ” cho tăng trưởng khi mang về xấp xỉ 1.194 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, chiếm 41% cơ cấu doanh thu. Trong khi đó, dù vẫn là hoạt động mang về nhiều tiền nhất cho Đạm Cà Mau song doanh thu bán ure trong nước đã suy giảm 6% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, tại các mảng kinh doanh cốt lõi khác như NPK, hàng hoá phân bón và bao bì, doanh thu của doanh nghiệp đều đồng loạt đi lùi với sự suy giảm mạnh của hoạt động bán hàng trong nước. Sau giảm trừ, doanh thu thuần của Đạm Cà Mau đạt 2.744 tỷ đồng, tăng gần 2% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá vốn hàng bán ghi nhận hơn 2.034 tỷ đồng, tương ứng giảm gần 6%, nhanh hơn mức giảm của doanh thu. Điều này giúp lợi nhuận gộp tăng gần 25%, đạt xấp xỉ 710 tỷ đồng. Kéo xuống trang 6 Về lợi nhuận sau thuế: Quý 1/2024, LNST của DCM đạt gần 350 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ. So với mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2024, doanh nghiệp đã thực hiện được 44% chỉ tiêu đề ra. Đây được xem là “màn khởi động” tích cực cho năm 2024 của “ông lớn” ngành phân bón sau mức giảm “sốc” năm 2023. Kéo lên trang 3 Về tình hình tài chính: Tính hết ngày 31/3/2024, quy mô tổng tài sản của Đạm Cà Mau nâng lên mức 15.744 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lên đến 10.929 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản. Trong 3 tháng đầu năm, lượng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn của Đạm Cà Mau tăng tới 788 tỷ đồng, còn lượng tiền gửi có kỳ hạn lại giảm 430 tỷ đồng. Không chỉ sở hữu một “ví tiền” dày dặn, kỳ kinh doanh này,“ông lớn” ngành phân bón còn có hàng trăm tỷ đồng “của để dành”. Cụ thể, khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn ghi nhận ở mức 333 tỷ đồng, tăng 14 lần so với cùng kỳ. Đáng chú ý, phần lớn các khoản trả trước này nằm tại các doanh nghiệp nước ngoài, một lần nữa cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu của Đạm Cà Mau. Về triển vọng kinh doanh: 1. Nhà máy Ure đã hết khấu hao kể từ cuối tháng 9/2023 và sẽ không còn phải tính khấu hao kể từ quý 4/2023. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trên doanh thu của Đạm Cà Mau sẽ giảm từ mức 7% trong năm 2023 về gần 1% trong giai đoạn 2024-2029 (chủ yếu còn lại là chi phí khấu hao Nhà máy NPK) —> giảm chi phí ít nhất 1.000 tỷ tức là Lợi nhuận 2024 tăng thêm 1.000 tỷ từ việc giảm chi phí này. 2. Nguồn cung phân ure toàn cầu dự kiến sẽ bị hạn chế trong năm 2024 khi Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu ure; Nga tiếp tục gia hạn hạn ngạch xuất khẩu; và sản xuất ure tại Liên minh châu Âu dự kiến vẫn sẽ ở mức thấp. Hiện tại giá ure khoảng 390-400$/tấn giao lên tàu, tăng khoảng 10% so với bình quân năm 2023. DCM 2023 full công suất 100%, xem như đụng trần, giá khó tăng mạnh vì tăng trưởng chỉ trông cậy vào giá sản phẩm tăng trong khi xu hướng giá sản phẩm đang giảm tạo đáy. Từ 2024 việc M&A doanh nghiệp cùng ngành sẽ tăng năng lực sản xuất cho DCM, giúp doanh nghiệp vượt trần, M&A là điều không dễ dàng với doanh nghiệp nhà nước, việc này làm cho DCM năng động giống doanh nghiệp cổ phần tư nhân. Bên cạnh đó kế hoạch sản xuất Hydro sạch từ 2025 sẽ giúp DCM vươn xa hơn và năng động hơn nữa. Nhà máy phân bón NPK Hàn-Việt là dự án có quy mô sản xuất lớn, với công suất thiết kế 360,000 tấn NPK các loại trên năm, có tổng số vốn đầu tư là hơn 60 triệu USD (khoảng 1480 tỷ đồng) từ hai thành viên đó là Tập đoàn Taekwang và Huchems (cùng là một thành viên thuộc Tập đoàn Taekwang). Dự án đã hoàn thành đúng tiến độ với công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại đến từ đối tác INCRO – Tây Ban Nha, góp phần sản xuất ra các sản phẩm NPK Hàn-Việt có chất lượng cao, đa dạng hóa các dòng sản phẩm phân bón trên thị trường. Hiện tại thì DCM chỉ chạy mới được hơn 50% công suất của mảng NPK nhưng mảng này đã đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tương lai up 100% công suất + M&A phân bón Hàn Việt + nhà máy mới thì biên lợi nhuận và lợi nhuận gộp chắc chắn cũng sẽ tăng mạnh- đây chính là cơ sở để lãnh đạo họ đặt muc tiệu DCM tới năm 2025 hay 2030 gì đó doanh thu 2xk tỷ. Nói chung DCM có 1 số điểm rất sáng. Một điểm sáng nổi bật của Phân bón Cà Mau trong năm 2023 là mở rộng xuất khẩu phân bón, góp phần gia tăng doanh thu. Phân bón Cà Mau đã đẩy mạnh xuất khẩu và kinh doanh quốc tế, khi thị trường trong nước trầm lắng, nhu cầu giảm để giảm áp lực tồn kho. Tính đến năm 2023, Phân bón Cà Mau đã có mặt trên 18 quốc gia trên thế giới, với sản lượng xuất khẩu năm 2023 đạt 344 nghìn tấn, chiếm khoảng 26% tổng sản lượng tiêu thụ; giá trị xuất khẩu đạt 136 triệu USD, chiếm khoảng 25% doanh thu các sản phẩm phân bón. Trong đó, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất với sản lượng và giá trị xuất khẩu chiếm hơn 60%. Năm nay còn mở rộng hơn nữa xuất khẩu. Xuất thêm sang Newzeland, Úc, Mexico. Câu chuyện tăng trưởng của DCM không đơn giản chỉ là giá Ure. Nếu câu chuyện đơn giản chỉ là giá Ure là thì cả DCM và DPM sẽ chết dưới phân Ure TQ khi giá nhập khẩu vào VN chỉ tầm 230$/tấn, bằng 60% giá trong nước. DCM và DPM vẫn sống tốt trước phân TQ là vì thương hiệu và chất lượng sản phẩm ( các sản phẩm phối trộn từ phân TQ và phân giả quá nhiều). VN nằm trong top 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới, nhưng lại không có nhà sản xuất phân bón nào trong top 10 thế giới. Đây là một nghịch lý ! Về giá trị hợp lý DCM là một trong những doanh nghiệp phân bón hàng đầu với triển vọng cải thiện lợi nhuận mạnh mẽ trong năm 2024, cùng bảng cân đối kế toán lành mạnh với lượng tiền mặt lớn chúng tôi cho rằng DCM là lựa chọn hấp dẫn. Mức giá mục tiêu mà tôi cho DCM quanh mức 42.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tham khảo và mua vào đối với cổ phiếu DCM cho mục tiêu dài hạn.
DCM
reaction

513 lượt thích

2 bình luận

7 tháng trước

7 tháng trước

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.