Trang chủ
Video
Chế ảnh

Chứng khoán

Trần Quang Chung

Tài khoản này đã được xác thực qua Entrade X. Tìm hiểu thêm.
ic_purple_tick

2 tháng trước

EVF - ĐANG BỊ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH GIÁ SAI ?

Hiện tại, EVF đang là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực cho vay tài chính tiêu dùng trên sàn chứng khoán Việt Nam. Với vị thế đàu ngành, liệu EVF có xứng đáng để đầu tư ?

EVF - ĐANG BỊ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH GIÁ SAI ?
Chế ảnh này

EVNFinance (EVF) được thành lập vào năm 2008 với hoạt động kinh doanh chính bao gồm huy động vốn, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, trái phiếu và giấy tờ có giá, … EVF đang là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực cho vay tài chính tiêu dùng trên sàn chứng khoán Việt Nam.


1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh.


Hiện nay, doanh thu, lợi nhuận của EVF chủ yếu đến từ mảng cho vay. Trong giai đoạn 5 năm từ 2019 – 2023, giá trị cho vay khách hàng của EVF tăng liên tục, từ mức 9.874 tỷ lên thành 33.553 tỷ. Đến Q1/2024, giá trị cho vay của EVF giảm xuống chỉ còn 31.257 tỷ, nhưng với đặc thù hoạt động kinh doanh là cho vay ngắn hạn và trung hạn, việc giá trị cho vay khách hàng có sự sụt giảm trong một vài quý là điều tương đối là bình thường.



Tính đến hết Q1/2024, cho vay khách hàng của EVF tập trung tại 3 nhóm khách hàng, trong đó nhóm khách công ty TNHH & CTCP chiếm tỷ trọng lớn nhất với 83%, nhóm công ty nhà nước chiếm 11%, còn nhóm khách hàng cá nhân chỉ chiếm 7%.



Trong khi các công ty tài chính cùng ngành đều tập trung vào mảng cho vay tiêu dùng cá nhân, thì EVF lại tập trung vào mảng cho vay doanh nghiệp, điều này đã giúp cho tỷ lệ nợ xấu của EVF ở mức thấp nhất toàn ngành. Tỷ lệ nợ xấu tại cuối Q1/2024 của EVF là 1.57%, tăng 0.27% so với cuối 2023, trong một bối cảnh khó khăn của nền kinh tế như hiện tại, việc EVF duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới 2% thì điều này đã chứng tỏ khả năng quản trị của doanh nghiệp đang ở mức rất tốt. Ngoài ra, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại cuối Q1/2024 của EVF đang ở mức rất cao khoảng 104.6%, với việc nợ xấu ở mức thấp và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao, do đó EVF sẽ không chịu áp lực trích lập dự phòng quá lớn trong các quý tiếp theo.



Một minh chứng nữa cho khả năng quản trị tốt của EVF đó là tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của doanh nghiệp ở mức rất cao. Trong Q1/2024, tỷ lệ an toàn vốn của EVF là 15.65%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ an toàn vốn quy định tối thiểu 9%.



2. Nền kinh tế phục hồi – kỳ vọng bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh tiếp theo.


Tốc độ tăng trưởng GDP dự phóng của Việt Nam trong 2024 là khoảng 6.5%, kỳ vọng rằng bắt đầu từ 2024 nền kinh tế Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định mới. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định trở lại, điều này sẽ làm tăng nhu cầu vay vốn tín dụng của người dân và doanh nghiệp, từ đó tác động tích cực đến sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của EVF.



Việt Nam là một quốc gia có tốc độ phát triển rất nhanh, thu nhập bình quân đầu người ở nước ta đã tăng liên tục trong vòng hơn 1 thập kỳ qua. Tốc độ tăng trưởng GDP dự báo trong các năm tiếp theo của Việt Nam vẫn trong khoảng từ 5% – 6%, điều này sẽ làm cho thu nhập và mức chi tiêu bình quân của người dân sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Khi thu nhập và chi tiêu ngay càng tăng, điều này sẽ tác động tích cực đến sự tăng trưởng của các công ty cho vay tài chính.



3. Kế hoạch lợi nhuận tăng 43% trong 2024.


Trong Q1/2024, thu nhập từ lãi của EVF đạt 1.124 tỷ, tăng 30% so với cùng kỳ, nhưng do chi phí lãi phải trả cho các khoản huy động không tăng mà thậm trí còn giảm, do đó thu nhập lãi thuần của EVF đạt 375 tỷ, tăng gấp 4.6 lần. Sau khi cộng các khoản thu nhập và các chi phí khác, lợi nhuận sau thuế của EVF là 131 tỷ, tăng 54% so với cùng kỳ.


Tại đại hội cổ đông thường niêm 2024, BLD EVF đã lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 585 tỷ, tăng 43% so với năm 2023. Việc BLĐ EVF đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 43% trong 2024 là điều hoàn toàn khả thi bởi chỉ trong Q1 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đã đạt 164 tỷ, ngoài ra bối cảnh vĩ mô trong 2024 đã dần tích cực hơn so với 2023, điều này sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng hoạt động cho vay của doanh nghiệp.



4. EVF – Liệu có đang bị định giá sai.


Trong năm 2021, SMBCCF mua 49% cổ phần tại FE Credit với mức giá 1.37 tỷ USD, tương đương với mức định giá rơi vào khoảng 2.8 tỷ USD. Đến hết năm 2022, tổng dự nợ cho vay của FE credit là 75 nghìn tỷ, tỷ lệ nợ xấu ở mức rất cao khoảng 21.8%, tương ứng cứ 100 đồng cho vay thì sẽ có 21.8 đồng là nợ xấu.



Tại thời điểm đầu năm 2024, tập đoàn Home Credit công bố thông tin bán 100% vốn tại Home Credit Việt Nam cho The Siam Commercial Bank Public Company (SCB) với mức định giá 22 nghìn tỷ. Tại cuối 2023, tổng tài sản của Home Credit Việt Nam tại chỉ là 25.594 tỷ, còn tổng tài sản của EVF là 49.221 tỷ, cao gần gấp đôi so với tổng tài sản của Home Credit, nhưng mức định giá của EVF chỉ là 11.373 tỷ, bằng một nửa so với Home Credit, điều này đã thể hiện rằng thị trường đang định giá EVF thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp.



5. Khuyến nghị.


Tại những thời điểm trước đây, cổ phiếu EVF có thanh khoản ở mức rất thấp, nhưng bắt đầu từ cuối 2023 thanh khoản của cổ phiếu tăng lên đột biến, điều này chứng tỏ dòng tiền lớn đã bắt đầu quan tâm mua gom cổ phiếu. Vùng mua gom hợp lý đối với cổ phiếu EVF là 14 – dưới 17. Mọi người vào nhóm zalo để được cập nhật điểm mua, điểm bán cụ thể đối với cổ phiếu





tài chínhngân hàngEVF
reaction

355 lượt thích

2 bình luận

2 tháng trước

Trần Quang Chung

Tài khoản này đã được xác thực qua Entrade X. Tìm hiểu thêm.
ic_purple_tick

2 tháng trước

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.