Trang chủ
Video
Chế ảnh

GÀ CON NHẶT THÓC

11 tháng trước

FED và những câu chuyện thú vị xoay quanh

FED và những câu chuyện thú vị xoay quanh
Chế ảnh này
Tối nay thị trường tài chính sẽ đón nhận kết quả cuộc họp đầu tiên của FED trong năm 2024, hòa trong không khí chờ mong đó, em gửi đến cho mọi người những câu chuyện thú vị về định chế tài chính được quan tâm bậc nhất địa cầu. 12 con người quyền lực. Từ khi Mỹ lập quốc vào 1776 đến nay, hơn 250 năm, trong hơn 1/2 khoản thời gian ở Mỹ vốn không có ngân hàng trung ương, bởi người Mỹ không tin tưởng ngân hàng chính phủ. Thực tế Mỹ từng 2 lần lập ngân hàng trung ương đầu tiên "First Bank of the United States" 1790 -1800 và "Second bank of the United States" 1816 -1836. Tuy vậy hai thực thể tài chính này nhanh chóng đóng cửa sau khi giúp ổn định thị trường, người dân lại không tin tưởng ngân hàng của chính phủ. Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất xảy ra 1907, khi người dân đồng loạt rút tiền, lúc đó chính phủ phải nhờ JP Morgan can thiệp, ông đã phải đứng ra dùng uy tín và tài sản của mình để can thiệp, ổn định lòng dân. Chính lúc này, Chính Phủ đã nhận ra cái giá của việc tự do "Quá trớn" thật sự khủng khiếp, họ phải cần có 1 ngân hàng vai trò trung ương và uy tín. Và vào 1913, Cục dự trữ Liên Bang Mỹ - FED đã ra đời Chính Phủ bấy giờ hiểu rằng người dân không tin tưởng ngân hàng chính phủ, họ cần các thương nhân uy tín, giàu mạnh đứng ra hỗ trợ, nhưng lại không muốn bị các thương nhân tài phiện kiểm soát. Chính vì vậy 2 thế lực này đã tranh đấu hơn 3 năm trời, trước khi có sự thống nhất chung để FED ra đời Cuối cùng lập ra 1 hệ thống FED , bao gồm 12 ngân hàng dự trữ địa phương, 12 ông này chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các ngân hàng thương mại, trong khu vực của mình. Trong 12 ngân hàng này, bao gồm hàng nghìn cổ phần ngân hàng khác, nói cách khác, FED bản chất được kiểm soát bởi các tay nhà giàu tư nhân 12 ngân hàng này có 12 đại diện, tạo thành 1 nhóm gọi là "Ủy ban thị trường mở liên bang" - Federal Open Market Committee hay còn được gọi với cái tên thân thương mà anh em Trader hay gọi là "FOMC" 12 thành viên này có vai trò cực ki quan trọng hơn cả Tổng Thống, họ quyết cả nền kinh tế của hành tinh này dưới sức mạnh đồng Đô la. Khi 12 "Vị Thần" này họp, hay gọi là "Họp FOMC" thì chỉ cần 1 quyết định của họ có thể quyết định được vốn vào hay rời nước Mỹ hàng trăm hàng nghìn tỷ Đô Trong 12 người thì có 7 người là ủy viên, trong 7 người thì có 1 ông là Chủ Tịch. Chủ tịch FED có nhiệm kì 4 năm và có thể tái đắc cử, không ràng buộc như Tổng Thống tối đa chỉ 2 nhiệm kì , 11 thành viên còn lại mỗi nhiệm kì là 14 năm. Cách thức hình thành 12 người này như sau: 7 người ủy viên được Tổng Thống để cử, nhưng cho đưa lên, chứ không cho đưa xuống, tức là Tổng thống chỉ được đề cử, chứ không được phế truất, 5 thành viên còn lại, do các ngân hàng lớn cùng bầu lên. 12 người không làm cố định 1 khu vực mà sẽ liên tục luôn chuyển mỗi năm phụ trách khu vực, riêng Ngân hàng dự trữ New York thì cố định vì tầm ảnh hưởng quá lớn của ngân hàng này. Hội bàn tròn này họp ít nhất 8 lần/1 năm, tức định kỳ 1 -2 tháng là họp. Mỗi lần họp là sẽ chốt ý kiến, đưa ra quyết định liên quan đến lãi suất, dòng tiền cả Thế giới, cho nên việc tìm hiểu từng thành viên 12 người này, cũng là rất quan trọng và là đề tài thảo luận của giới Tài Phiện Nhìn chung nhóm người này cũng chia phe, phe "Bồ Câu" thích nhẹ nhàng êm dịu, và phe "Diều Hâu" thì mạnh tay hơn. Ví dụnhư chủ tịch tiền nhiệm FED là Ben Bernanke và Bạch Mai Sư Thái Janet Yellen thì thuộc phái ôn hòa, bồ câu. Còn Chủ Tịch hiện tại Powell thì tương đối Diều Hâu 12 Thành Viên phụ trách 12 ngân hàng dự trữ khu vực. Mỗi ngân hàng dự trữ khu vực có 9 thành viên hội đồng quản trị, trong đó 6 người được các ngân hàng địa phương bầu và 3 người được các ủy viên bầu. Để phế truất 1 trong 12 thành viên, thì cần 2/3 số phiếu bầu toàn quốc hội. Còn 1 điều thú vị mà ít ai để ý Khi chính phủ Mỹ cần tiền, phát hành trái phiếu huy động vốn từ dân, thi phần lớn trái phiếu đó được FED mua lại bằng cách in tiền, và khi FED kinh doanh có lời, thì đưa lại toàn bộ Tiền lãi đó cho bộ Tài Chính Hoa Kì, điều này tương đương với việc, chính phủ Mỹ vay tiền của FED với khoản lãi suất = 0 , đồng thời còn được tăng thêm Tiền.Về măt lý thuyết FED và Chính Phủ độc lập, nhưng Chính Phủ đã dựa vào FED, mang về hơn 100 tỷ mỗi năm, cho nên FED luôn có tiếng nói, kiểu như "Cứ để tôi quyết, Sai tôi chịu chứ có Tiền tao cũng nộp lại toàn bộ” Vì sao người dân tín nhiệm FED hơn tín nhiệm Chính Phủ ? Khi Trump còn nhiệm kì, Trump đã chỉ trích Powell là quyết định sai lầm, lúc đó phóng viên có hỏi ông Powell , liệu ông có ngại bị phế truất khi chính Trump là người để cử ông lên. Powell đã trả lời rằng : " Một cơ cấu vấn hành của FED đẳm bảo được tính độc lập của chính phủ, đảm bảo được công chính trong những quyết định của họ, thị trường biết điều đó, FED biết điều đó và chính phủ Mỹ cũng biết điều đó. Nền tảng của FED là sự tín nhiệm, việc làm của FED là duy trì sự tín nhiệm, lợi ích lâu dài của sự tín nhiệm mang lại, lớn hơn nhiều lần so với chính sách tiền tệ ngắn hạn của chính phủ mang đến" Vào 1979, có 1 vị chủ tịch FED là Paul A. Volcker, đã trở thành huyền thoại, cũng là người tạo nên nền móng tín nhiệm vững chắc của FED với người dân. Nhiệm kì của ông khá vất vả, khi trải qua khủng hoảng dầu mỏ, lạm phát Mỹ thi ở mức khá cao, để kiềm chế lạm phát, ông đã nâng lãi suất hơn 20%, việc này đã cản trở sức sống nền kinh tế. Thời điểm đó, tỷ lệ thất nghiệp vượt quá 10%, người dân hoảng loạn, tài phiện thì khó chịu khi tải sản mất giá dần do tăng lãi suất. Ngay cả các chính trị gia cũng bất mãn ông, ông không ít lần nhận được các lời đe dọa ám sát từ mọi tầng lớp, dưới áp lực kinh khủng đó, ông vẫn duy trì quyêt định tăng lãi suất. Chính phủ Mỹ phải gửi mật vụ bảo vệ ông, và ngay cả tổng thống bổ nhiệm ông cũng bị phế truất Kết quả là sau khi nước Mỹ trải qua 1 khoản thời gian thống khổ ngắn ngủi, lạm phát được kiềm chế, nền kinh tế Mỹ không những phát triển nhanh chóng mà còn duy trì kéo dài tận 2 thập kỉ, lúc này toàn nước Mỹ mới hiểu và mang ơn những gì ông làm, những áp lực ông gánh vác. Paul A. Volcker đã chứng minh cho thị trường toàn TG thấy rằng "FED có thể ổn định đồng Đô la Mỹ, hãy tin vào FED, FED sẽ không trở thành con rối cho các chính trị gia, hay các tài phiện tư bản, mọi người dân có thể an tâm nắm giữ đồng Đô La Mỹ" Theo sau đó là FED đã chuyển tiếp kỉ nguyên bản vị vàng, sang thời kì Tỷ giá hối đoái thả nổi, mà không chịu quá nhiều sự phản đối .Sau giai đoạn đó, đồng Đô La xưng vương, FED thì trở thành tổ chức tài chính quyền lực nhất TG. Hi vọng hay và hữu ích với các nhà đầu tư, trân quý và chúc mọi người đầu tư thuận lợi, may mắn và thành công! Nguồn: sưu tầm
FED
reaction

387 lượt thích

3 bình luận

11 tháng trước

11 tháng trước

11 tháng trước

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.