Trang chủ
Video
Chế ảnh

Chứng khoán

Chứng chơi tôi

Tài khoản này đã được xác thực qua Entrade X. Tìm hiểu thêm.
ic_purple_tick

1 năm trước

[GÓC GIẢI TRÍ + PHÂN TÍCH] - NÊN PHÂN CHIA DANH MỤC ĐẦU TƯ NHƯ THẾ NÀO?

[GÓC GIẢI TRÍ + PHÂN TÍCH] - NÊN PHÂN CHIA DANH MỤC ĐẦU TƯ NHƯ THẾ NÀO?
Chế ảnh này

LƯU Ý trước khi đầu tư


Về "mindset"

  • Chỉ đầu tư vào những lĩnh vực, công ty, doanh nghiệp, ... mà mình hiểu rõ nhất.
  • "Lạc quan có cơ sở và căn cứ" - Hy vọng cho những điều tốt đẹp nhất và chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất.

Về hành động

  • Xây dựng một nền tảng tài chính cá nhân vững chắc trước khi đầu tư - Quỹ chi tiêu hàng ngày, Quỹ dự phòng, Quỹ khẩn cấp, ...
  • Dù đầu tư ngắn hạn hay dài hạn thì đều cần trang bị kiến thức và kỹ năng. Đầu tư ngắn hạn cần sự nhanh nhạy, thông thạo Phân tích kỹ thuật. Đầu tư dài hạn cần sự kiên trì, bền bỉ và nghiên cứu Phân tích cơ bản.
  • Quy luật bất biến "Lợi nhuận cao đi kèm rủi ro cao" => Xây dựng kịch bản hành động cho những tình huống xấu nhất.
  • Hãy luôn sẵn sàng một khoản ngân sách nhất định khi cơ hội đầu tư bất ngờ xuất hiện.


Lời khuyên về phân chia danh mục đầu tư

Lời khuyên về đa dạng hóa danh mục xuất phát từ câu nói của cụ Warren Buffett - "Don't put ALL you egss in ONE basket", nghĩa là "Đừng nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ".


Ở Việt Nam, khi nhắc đến đầu tư chứng khoán đa số mọi người đều ngầm hiểu là "đầu tư cổ phiếu". Tuy nhiên, chứng khoán là tên gọi chung cho các loại công cụ tài chính như: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, phái sinh, ... vân vân và mây mây.


Tuy nhiên, chứng khoán chỉ đơn thuần là một kênh đầu tư mà thôi. Có rất nhiều các kênh đầu tư khác như: vàng, bất động sản, forex, tiền ảo, ...


=> Xét trên phạm vi "vĩ mô", Đa dạng hóa danh mục đầu tư là lựa chọn nhiều kênh khác nhau để đầu tư.


Xét trên phạm vi "vi mô" - VD: Thị trường chứng khoán đang khá hot hiện nay

Đa số mọi người khi đầu tư chứng khoán, đặc biệt là F0, họ đa dạng hóa danh mục bằng cách mua thật nhiều mã để giảm thiểu rủi ro... Tâm lý của họ là nếu mã này LỖ thì mã kia LỜI - bù trừ cho nhau.


Có những người (mà mình biết) danh mục đến 20 - 30 mã :))).


Mình thầm nghĩ chắc ông/bà này phải dán 2 con mắt với bảng điện.


Mình tự hỏi: Liệu có quản trị được đống danh mục đấy không? Cứ thấy lỗ là cắt chăng?. Hay lời được chút thì bán?. Rồi đang lỗ cắt xong mà nó lời? Cắt xong rồi cầm tiền mặt để làm gì?


Tính đến cuối năm 2021, thị trường có hơn 1900 doanh nghiệp niêm yết - tương ứng với 1900 mã. Vậy thử hỏi đa dang hóa theo cách này thì có mua được hết cái đống đó không? Mà liệu có đủ tiền để mua được không :)))


Penny - Midcap - Largecap - Bluechip. Đây là cách phân loại doanh nghiệp xét theo vốn hóa thị trường. Với mỗi loại doanh nghiệp sẽ có mức độ rủi ro khác nhau khi đầu tư. Trong đó độ rủi ro của Penny là cao nhất - Bluechip là thấp nhất.


Và đây chính là NỀN TẢNG để giúp chúng ta đa dạng hóa danh mục.


Theo mình thì đa dạng hóa danh mục trong đầu tư chứng khoán nên đưọc thực hiện như sau ...


B1: Xác định phân khúc doanh nghiệp bạn muốn đầu tư. Có thể 2 hoặc 3 hoặc cả 4 nhóm trên. Tất nhiên không phải là 1 vì như vậy thì không phải là đa dạng hóa nữa rồi.

B2: Phân chia tỷ lệ vốn hợp lý.


VD: Bạn có 1 tỷ và lựa chọn phân khúc Penny, Midcap và Bluechip để đầu tư. Tỷ lệ vốn được chia ra như sau...

  • Penny - 20% tương đương 200tr
  • Midcap - 40% tương đương 400tr
  • Bluechip - 30% còn lại, tương đương 300tr


Vì sao tỷ lệ nhóm Penny là thấp nhất ư? ... Vì độ rủi ro của chúng nó là cao nhất.


Vậy Bluechip an toàn nhất thì tại sao không đầu tư 40%? - Bluechip mang tính ổn định cao nhưng sự tăng trưởng (cả về Lợi nhuận + Thị giá trên sàn) không hấp dẫn bằng nhóm Midcap.


Và trong mỗi nhóm trên bạn có thể chọn ra 2 hoặc 3 doanh nghiệp. Sau đó lại chia nhỏ số vốn ra cho mỗi doanh nghiệp.

Mỗi nhóm 2 mã thì sương sương cũng 6 mã rồi. Khá nhiều đó!


Tuy nhiên, tỷ lệ phân bổ này có thể khác nhau theo thời gian, hãy chủ động cân đối và phân bổ vốn cho hợp lý


... VÌ nền kinh tế có tính chu kỳ nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

=> Mỗi chu kỳ sẽ có nhóm doanh nghiệp khác nhau hưởng lợi.


P/s: Hãy luôn nhớ tất cả chỉ mang tính tương đối thôi nhé. Sẽ LUÔN có ngoại lệ cho độ rủi ro hay tính chu kỳ của nền kinh tế, ... Một điều cũng cần nhớ khác là "Hãy đầu tư cho não bộ" + "Chăm chỉ làm bài tập về nhà" (như cụ William O'Neil đã khuyên)


P/ss: Chúc các chứng sĩ tuần mới nhiều năng lượng để đua lệnh :>


VN30VNIndex
reaction

320 lượt thích

2 bình luận

1 năm trước

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.