Trang chủ
Video
Chế ảnh

Admin viết "báo"

1 năm trước

[Góc kiến thức] CTCK kiếm tiền ntn ???

[Góc kiến thức] CTCK kiếm tiền ntn ???
Chế ảnh này
[Góc chia sẻ] ‼️ Những điều bạn nên biết về công ty chứng khoán ‼️ Định nghĩa về công ty chứng khoán Theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ,Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. *Theo số liệu thống kê từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 88 công ty chứng khoán đang hoạt động. Phân loại Loại 1, cổ đông lớn đồng thời là lãnh đạo CTCK có chuyên môn về lĩnh vực tài chính, chứng khoán. Cái tên nổi bật trong khối này như CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK VNDirect (VND), VietCap (VCI)… Đặc thù của khối này là tính chuyên nghiệp và hiệu quả, do đó hầu hết đều là những DN đầu ngành. Loại 2, CTCK là công ty con hoặc có cổ phần chi phối của các tổ chức bảo hiểm, ngân hàng. Các DN tiêu biểu như Chứng khoán Bảo Việt, Bảo Minh… Nhiều ngân hàng có CTCK như Vietcombank, BIDV, Agribank, TCB,… Mặc dù có sự hỗ trợ về tài chính, nhưng các CTCK thuộc khối này vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy được tiềm năng lợi thế. Điều này được giải thích là do công ty mẹ không thực sự trong ngành chứng khoán nên không dễ để điều hành. Các công ty chứng khoán kiếm tiền như thế nào? Thứ nhất, mảng môi giới chứng khoán Đây là mảng chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất của CTCK. Tất cả các NĐT đều phải mở tài khoản chứng khoán để tham gia mua/bán trên thị trường, khi đó sẽ có bộ phận tư vấn chứng khoán (hay còn gọi là các broker/môi giới chứng khoán) đứng ra hướng dẫn mở TK và hỗ trợ phím hàng cho mn. Khi NĐT mua/bán chứng khoán sẽ mất phí giao dịch và đây chính là nguồn thu cho các CTCK và các broker sẽ hưởng phần trăm hoa hồng từ phí giao dịch này (phí giao dịch hiện nay giao động từ 0-70% tùy vào từng CTCK). Tuy nhiên hiện tại, xu hướng zero fees đã bắt đầu xuất hiện, khi hoạt động môi giới ko còn là động lực chính của các CTCK nữa và điều này cx giúp giảm chi phí hoạt động, điển hình như TCBS. Mảng thứ hai là cho vay margin Đánh vào tâm lý “con bạc” của các NĐT, CTCK đưa ra dịch vụ cho vay margin. Hiểu đơn giản là, CTCK sẽ cho bạn vay tiền để mua thêm cổ phiếu (nhằm tăng tỉ lệ đòn bẩy cho bạn), tuy nhiên đây là con dao hai lưỡi, bạn sẽ lãi gấp nhiều lần khi thị trường đi lên, nhưng sẽ cháy tài khoản khi thị trường (cộng thêm việc phải trả lãi vay margin cho CTCK, mức lãi vay sẽ khác nhau ở từng CTCK và chắc chắn sẽ cao hơn lãi ngân hàng). *Doanh thu 2 mảng trên chiếm hơn 50% tổng doanh thu của hầu hết CTCK ngoài kia. Và ông trùm của 2 mảng này không phải ai khác, chính là VPS cơ mà VPS không được niêm yết nên các bạn có thể tham khảo top 9 nhé năm 2022, top 9 chiếm hơn 60% tổng thị trường môi giới ở Việt Nam, (hình 1) 40% còn lại bị các CTCK nhỏ hơn. Thứ ba, là mảng tự doanh Đây là hoạt động các CTCK mua/bán chứng khoán trên thị trường với vai trò như một nhà đầu tư. Hầu hết tất cả các ctck đều có bộ phận quản lý mảng này, nhiệm vụ của họ sẽ nhận số vốn được cấp của cty rồi phân tích thị trường để tham gia đầu tư, các sản phẩm chính họ đầu tư bao gồm: FVTPL, AFS, HTM. Trong đó, FVTPL và AFS gần như giống nhau chủ yếu là cổ phiếu, trái phiếu, còn HTM là các khoản nắm giữ đến ngày đáo hạn, hay đơn giản là tiền gửi ngân hàng. Tùy từng mục tiêu và chiến lược đầu tư của mỗi công ty và tình hình thị trường chung sẽ phân bổ tỷ trọng tài sản khác nhau. Thứ tư, hoạt động ngân hàng đầu tư (hay còn gọi là IB - Investment Banking) Bao gồm các hoạt động như hỗ trợ phát hành cổ phiếu/TP, mua bán sáp nhập (M&A), tư vấn IPO,…Các CTCK sẽ đứng ra hỗ trợ các doanh nghiệp làm những công việc này và họ sẽ thu phí dịch vụ. 👉 Bốn hoạt động cốt lõi ở trên đóng góp trên 90% doanh thu của các CTCK. Ngoài ra, các nguồn thu khác như phí lưu ký, phi dịch vụ,… Tuy nhiên, số tiền thu được không quá đáng kể. ✅Lưu ý, sau khi đọc xong thì mn có thể dễ dàng nhận thấy kết quả kinh doanh của CTCK sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường chung, vĩ mô và có tính chu kỳ cao. “Khi vào những đợt sóng tăng thì các CTCK phất lên trông thấy, các broker thì khoe nhà này xe kia, tuy nhiên khi thị trường giảm thì lại là một câu chuyện khác”. Nguồn: Facebook: Broker Magazine - Tạp chí môi giới
VIX
reaction

187 lượt thích

0 bình luận

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.