Vì sao bạn lỡ sóng vận tải biển - cảng biển ???
Trong bối cảnh giá cước ngành đang leo thang, nhóm cổ phiếu vận tải biển - cảng biển cũng không ngừng tăng nóng.
Đặc biệt, cổ phiếu đầu tầu như HAH đang có mức tăng ấn tượng cùng với thanh khoản bùng nổ.
Cổ phiếu HAH của Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An đã có phiên tăng phi mã khi tăng hết biên độ (tương ứng mức tăng 6,89%) lên 47.300 đồng/cp, mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Cùng với đó thanh khoản cổ phiếu này tăng vọt lên mức hơn 11,1 triệu đơn vị.
Trước đó, trong phiên 7/6, nhờ lực cầu sôi động, cổ phiếu HAH cũng tăng 3,7% cùng thanh khoản đạt hơn 12,6 triệu đơn vị - tăng gấp 3 lần so với khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày. Nhìn rộng ra, đà tăng của cổ phiếu HAH đã kéo dài hơn 1 tháng qua. Sau khi điều chỉnh về mức 38.050 đồng/cp (phiên 19/4), đến nay thị giá HAH này đã tăng 24,3%. Đây cũng là một trong những mã giao dịch tích cực nhất trong nhóm cổ phiếu ngành cảng biển.
Trong tuần qua (ngày 3 - 9/6), giá cước vận chuyển container toàn cầu đã tăng lên cao nhất trong vòng 20 tháng ở mức 4.716 USD/ container 40 feet
Nguyên nhân giá cước liên tục tăng cao do tác động dây chuyền từ cuộc khủng hoảng hàng hải ở khu vực Biển Đỏ thời gian qua, buộc các hãng tàu conatiner phải thay đổi lịch trình. Ngoài ra, nhiều chủ hàng cũng đang gấp rút vận chuyển hàng hoá đến Mỹ do lo ngại rủi ro đình công vào tháng 9/2024 khi các cuộc đàm phán tiền lương của công nhân ngành cảng biển ở khu vực Bờ Đông của nước Mỹ diễn ra không suôn sẻ.
Do đó, lượng tàu dồn về Cảng Singapore ngày một lớn, đây là cảng container lớn thứ hai thế giới và là đầu mối trung chuyển hàng, kết nối đến hơn 600 cảng khác trên toàn cầu. Tình trạng tắc nghẽn đột biến đã xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn cả thời điểm đại dịch Covid-19.
Giá cước vận chuyển container tăng nóng cũng đến từ việc Mỹ có kế hoạch áp mạnh thuế lên nhiều loại hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc từ đầu tháng 8 tới khiến các nhà sản xuất của nước này muốn đẩy nhanh việc xuất nhập khẩu trước tháng 8 để né thuế. Các công ty Trung Quốc sẵn sàng trả cước vận tải cao hơn để giữ chỗ, chiếm container trước.
Xung đột tại biển Đỏ đã khiến cho tuyến đường đi qua Suez gặp nhiều rủi ro, do đó các hãng tàu đã phải lựa chọn đi vòng qua Mũi Hảo Vọng khiến cho tuyến đường vận chuyển từ Châu Á – EU dài hơn, do đó để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa được dự kiến tăng cao trong mùa cao điểm, các hãng tàu sẽ phải cần thêm nhiều tàu hàng hơn. Dù trong năm nay thị trường dự kiến sẽ đón lượng cung tàu cao kỷ lục, song TPS cho rằng tình trạng dư cung có thể chưa quá nghiêm trọng cho đến khi tình trạng xung đột tại biển Đỏ được giải quyết.
Nhiều yếu tố giúp giá cước vận tải duy trì ở ngưỡng cao.
Về hoạt động kinh doanh của HAH, việc giá cước neo cao trong thời gian dài hơn sẽ ảnh hưởng tích cực các hợp đồng cho thuê tàu định hạn sẽ hết hạn hợp đồng từ quý 4/2024 trở đi, cũng như giá cước giao ngay trên các tuyến nội địa vẫn chưa phục hồi mạnh kể từ đầu năm 2024.
CTCK dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2024 của HAH lần lượt đạt 3.000 tỷ đồng (+15% svck) và 377 tỷ đồng (-2,1% svck). Lợi nhuận HAH sẽ phục hồi so với quý trước từ quý 2/2024, do môi trường giá cước thuận lợi và tăng trưởng nhu cầu gần đây được phản ánh trong dữ liệu xuất nhập khẩu tháng 4 và giữa tháng 5.
Để không bị lỡ các sóng tiếp theo, hãy liên hệ Tùng Stock ngay nhé các bạn: 098.565.3930 Mr.Tùng
198 lượt thích
© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.