Năm 2023 là một năm có lợi nhuận thấp đối với Hà Đô, nhưng từ 2020-2022 lợi nhuận ròng duy trì khoảng 1000 tỷ đồng. Nếu lợi nhuận này quay lại mức cũ, với vốn hóa khoảng 10.000 tỷ đồng, P/E sẽ giảm xuống 10 lần, khiến định giá trở nên rẻ. Ở bài viết này, Team sẽ đào sâu nghiên cứu xem liệu HDG ở trong giai đoạn hiện tại có thể quay lại được lợi nhuận của quá khứ hay còn vượt lên hơn nữa?
1, Mảng điện là động lực chính
- Năm 2023, doanh thu từ điện chiếm 67% tổng doanh thu và lợi nhuận gộp từ điện chiếm 77% tổng lợi nhuận gộp, với biên lợi nhuận gộp của mảng điện thấp nhất là 69% và cao nhất là 72%. Điều này cho thấy mảng điện có biên lợi nhuận gộp cao hơn bất động sản.
- Trong cơ cấu sản lượng điện của Hà Đô, thủy điện chiếm khoảng 70% (314 MW), điện mặt trời chiếm gần 100 MW và điện gió chiếm 48 MW. Hai nhà máy thủy điện lớn nhất là Đắk Mi 2 với công suất 147 MW và Sông Tranh 4 với công suất 98 MW, cả hai đều ở Quảng Nam. Nhà máy Đắk Mi 2 được vận hành vào quý 4 năm 2021, và Sông Tranh 4 vào quý 3 năm 2021.
- Doanh thu và lợi nhuận gộp từ mảng điện đã tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2018 đến 2022, với lợi nhuận gộp từ mảng điện tăng từ 920 tỷ đồng năm 2021 lên 1520 tỷ đồng năm 2022, tăng trưởng hơn 7 lần trong vòng 4 năm. Điều này cho thấy mảng điện sẽ là mảng quan trọng và cần được chú trọng trong hoạt động của Hà Đô.
2, La Nina không phải là câu chuyện duy nhất
- Bắt đầu từ tháng 4 năm 2024. La Niña trở lại mang lại nhiều mưa, giúp thủy điện hoạt động hiệu quả hơn vì giá thành huy động điện thủy điện rẻ. Trong bối cảnh EVN đang lỗ nặng, nhu cầu huy động điện giá rẻ sẽ tăng, tạo thuận lợi cho cổ phiếu thủy điện, trong đó có Hà Đô với 70% công suất đến từ thủy điện.
- Một điểm cần lưu ý là Bộ Công Thương tăng sản lượng hợp đồng thủy điện từ 90% lên 98% vào năm 2024, tốt cho nhiệt điện nhưng không tốt cho thủy điện vì chi phí huy động thủy điện rẻ. Sản lượng hợp đồng cao sẽ giảm cơ hội bán điện trên thị trường cạnh tranh, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của thủy điện.
3, Mảng năng lượng tái tạo - vấn đề pháp lý
- Điện gió của Hà Đô không có vấn đề lớn, nhà máy điện gió 7A Thuận Nam vận hành từ 2021 để hưởng cơ chế giá tốt.
- Điện mặt trời của Hà Đô có hai nhà máy: Hồng Phong 4 và SP Infra 1, đang gặp vấn đề pháp lý. Hồng Phong 4 thực hiện trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia, trách nhiệm thuộc về các bộ, ban ngành và UBND tỉnh, không phải lỗi của Hà Đô. SP Infra 1 có vấn đề về giá FIT, có thể bị giảm từ 9,35 cent/kWh xuống 7,09 cent/kWh, gây giảm doanh thu và lợi nhuận gộp.
- Năm 2023, doanh thu từ hai dự án điện mặt trời này là khoảng 370 tỷ, với biên lợi nhuận gộp 70%, lợi nhuận gộp đạt 245-280 tỷ. Trong trường hợp giảm giá bán 25%, doanh thu còn 260-300 tỷ, lợi nhuận gộp còn 155-180 tỷ, giảm khoảng 100 tỷ.
- Tác động suy giảm lợi nhuận gộp từ các dự án này không lớn, chỉ khoảng 7% so với tổng lợi nhuận gộp của Hà Đô trong mảng điện năm 2023 là 1300 tỷ. Team dự kiến lợi nhuận gộp an toàn sẽ duy trì tương đồng (1300 tỷ) như năm 2023 trong vài năm tới.
4, Mảng BĐS - lợi nhuận ngàn tỷ
- Hà Đô hiện tại chỉ có dự án Cham Villa là có thể mở bán. Doanh nghiệp đã xây xong hạ tầng và còn khoảng 130 căn với tổng diện tích hơn 21.000 m². Doanh thu ước tính từ dự án này là trên 2.000 tỷ đồng, với lợi nhuận dòng khoảng gần 1.000 tỷ đồng (971 tỷ đồng). Giá bán các căn hộ dự kiến từ 115 đến 150 triệu đồng/m², vị trí dự án rất đẹp tại Hoài Đức, ngay mặt đại lộ Thăng Long.
- Cham Villa đã hoàn thiện và đang chờ thời điểm thích hợp để bán. Lãnh đạo Hà Đô muốn đợi giá bất động sản tốt hơn mới bán, có thể vào năm 2024 và sẽ hạch toán vào cuối năm 2024, 2025 và 2026. Lợi nhuận ròng ước tính từ dự án này là 1.000 tỷ đồng.
5, Mảng cho thuê duy trì lợi nhuận ổn định
- Hà Đô có hai mảng cho thuê bất động sản và khách sạn. Mặc dù báo cáo tài chính tách riêng hai mảng này, nhưng chúng đều thuộc về lĩnh vực cho thuê. Cho thuê bất động sản tăng trưởng đều qua các năm, với doanh thu năm 2023 đạt 330 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 150 tỷ đồng. Mảng cho thuê khách sạn không ổn định do ảnh hưởng của COVID-19 từ năm 2020 đến 2022, nhưng doanh thu năm 2023 vẫn đạt trên 100 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 60 tỷ đồng. Tổng cộng, lợi nhuận gộp từ hai mảng này trong năm 2023 là 210 tỷ đồng, với dự kiến lợi nhuận gộp hàng năm từ cho thuê bất động sản vào khoảng 150 đến 200 tỷ đồng.
6, Định giá hiện tại đắt hay rẻ?
- Định giá cổ phiếu HDG hiện tại được đánh giá là hợp lý khi xem xét các yếu tố sau:
+ Lợi nhuận gộp từ mảng điện đạt 1300 tỷ đồng và từ mảng cho thuê bất động sản ước tính khoảng 200 tỷ đồng. Cộng thêm lợi nhuận từ dự án Cham Villa là 971 tỷ đồng, tổng lợi nhuận gộp của mảng điện và cho thuê bất động sản là 1500 tỷ đồng.
+ Khi trừ đi chi phí lãi vay giảm còn khoảng 450 tỷ đồng và chi phí quản lý trung bình khoảng 200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước tính là 850 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế, lợi nhuận dòng dự kiến từ hai mảng này là khoảng 750 đến 800 tỷ đồng.
- Với vốn hóa thị trường khoảng 10,000 tỷ đồng, chỉ số P/E của cổ phiếu HDG là khoảng 12-13 lần, cho thấy định giá hiện tại của cổ phiếu là hợp lý. Thêm vào đó, các dự án tương lai và sự hưởng lợi từ các chính sách mới có thể tạo động lực tăng trưởng, làm cho cổ phiếu HDG trở thành một lựa chọn đầu tư tiềm năng.
-----------------------------
Đề xuất cổ phiếu tại nhóm cộng đồng: https://zalo.me/g/ausvsu428
Link đăng ký nhận tư vấn: https://forms.gle/uN3eZdKjtcGEUXUE8