Trang chủ
Video
Chế ảnh

Thư giãn

Tú Anh

2 năm trước

Hiện tượng "shibal biyong" là gì?

Tại Hàn Quốc, một thế hệ trẻ chán nản đang xem tiêu xài không cần nghĩ ngợi như một công cụ sinh tồn về mặt tâm lý, còn được biết đến dưới khái niệm "shibal biyong".

Hiện tượng "shibal biyong" là gì?
Chế ảnh này

"Shibal biyong" là gì?

Shibal biyong là thuật ngữ trong tiếng Hàn, kết hợp giữa từ "shibal" (một từ chửi thề) và từ "biyong" (chi tiêu). Thuật ngữ "shibal biyong" xuất hiện vào cuối năm 2016 và dòng tweet đầu tiên chứa nó để ám chỉ "một khoản chi tiêu mà tôi sẽ không thực hiện nếu tôi không bị stress". Dòng tweet lập tức gây chú ý và thuật ngữ "shibal biyong" dần trở nên phổ biến.

"Shibal biyong" được hiểu là khoản chi tiêu dường như không cần thiết nhưng giúp người ta vượt qua một ngày tồi tệ. 


Tại sao “Shibal biyong” lại trở nên trở thành phổ biến?

Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1999. Một phần của vấn đề bắt nguồn từ các chaebol - những tập đoàn gia đình khổng lồ, đang độc quyền thống trị hầu hết nền kinh tế Hàn Quốc, bóp nghẹt sự phát triển của các doanh nghiệp, khiến giới trẻ không còn đường nào khác ngoài việc phải cạnh tranh để tiến vào thị trường lao động được vận hành theo trật tự và mức độ thâm niên ở các chaebol.


Bất bình đẳng thu nhập và cảm giác tuyệt vọng về nền kinh tế đã tác động nặng nề đến sức khỏe tâm lý của giới trẻ Hàn Quốc khiến họ không còn ý muốn tiết kiệm cho tương lai mà chỉ muốn sống cho hiện tại.


Ngụ ý của "shibal biyong" là con người có thể khiến bản thân trở nên hạnh phúc trong một giây phút ngắn ngủi khi tương lai phía trước trở nên mù mịt. Mua một áo khoác thật đẹp bởi vì bạn sẽ chẳng bao giờ tậu được căn nhà dù có cố gắng đến đâu đi chăng nữa. Tự thưởng cho mình bữa ăn bò bít tết bởi vì đằng nào, bạn cũng chẳng thể dành dụm đủ tiền để dùng sau khi về hưu.

Đối với nhiều người trẻ Hàn Quốc, các khoản tiêu dùng ngắn hạn trở thành một sự lựa chọn hợp lý để tận dụng tối đa giá trị của đồng tiền dựa trên đánh giá thực tế về tương lai.


“Shibal biyong” nguy hiểm như thế nào?

"Shibal biyong" không tự dưng mà có. Nó đi cùng với các thuật ngữ khác như "geumsujeo" (thìa vàng) và "hell Joseon" (Hàn Quốc địa ngục), cũng rất phổ biến trong những năm gần đây. Tất cả chúng đều chỉ ra sự tuyệt vọng của một bộ phận người trẻ Hàn Quốc khi họ thấy cuộc sống của mình quá khó khăn, họ không được hưởng nhiều quyền lợi như những đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có.


Theo thống kê, gần một nửa cái chết của những người thuộc độ tuổi 20 ở Hàn Quốc là do tự tử vì áp lực cuộc sống. Đất nước này cũng ghi nhận tỷ lệ tự tử cao nhất trong số các quốc gia thuộc OECD từ năm 2003 đến 2016.


reaction

588 lượt thích

0 bình luận

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.