Tài chính
SVB đóng cửa là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tại Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Vụ phá sản ngân hàng ở Mỹ gần đây nhất với quy mô tương tự là ngân hàng Washington Mutual vào năm 2008, với 307 tỷ USD tài sản và 188 tỷ USD tiền gửi.
Vào ngày 10/3, Cục Bảo vệ tài chính và Đổi mới California đã tuyên bố SVB phá sản và chỉ định Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) tiếp quản. Sự sụp đổ của SVB, một ngân hàng chủ chốt trong cộng đồng đầu tư mạo hiểm và công nghệ đang khiến các công ty và giới nhà giàu lo ngay ngáy, không rõ điều gì sẽ xảy ra với tiền gửi của họ. Vậy điều gì dẫn tới vụ phá sản của SVB và bài học rút ra ở đây là gì?
- Năm 2021 vì nhiều lý do, trong đó có lý do tiền rẻ ngập phố, ngân hàng SVB nhận được 1 đống tiền gửi của các anh
VC/startup, từ 60 tỷ của quý 1 năm 2020 lên đến hơn 190 tỷ vào đầu năm 2022 * Tăng trưởng Thánh Gióng *
- Vì không biết làm gì cho hết tiền, SVB đem đi mua trái phiếu, trong đó có nhiều trái phiếu dài hạn, dòng MBS đỉnh lưu của 2007-2009.
- Vấn đề nảy sinh là ngân hàng này tài trợ mớ trái phiếu dài hạn đó bằng tiền gửi ngắn hạn, người ta có thể rút ra bất kỳ lúc nào và
- Mà khi người ta rút tiền ra thì ông phải bán trái phiếu. Nếu lãi suất trái phiếu tăng thì ông sẽ phải bán lỗ.
- Vấn đề bắt đầu khi Fed tăng lãi suất với tốc độ nhanh chưa từng có, tốc độ là vấn đề, chứ lãi suất hiện tại cũng chỉ ngang mấy năm 2011-2012 thôi.
- Vì Fed tăng lãi suất quá nhanh, số trái phiếu của SVB cầm bắt đầu lỗ nặng.
- Và vòng xoáy đến khi mà anh em VC/startup năm ngoái raise không được nhiều tiền, năm nay bắt đầu cạn tiền, phải rút tiền ra xài. Thế là số tiền deposit gần 200 tỷ kia bắt đầu cạn nhanh.
- Để giải quyết thanh khoản, SVB phải bán trái phiếu ra và ghi nhận lỗ gần 2 tỷ và cần raise 2,5 tỷ vốn cổ phần và nợ để bù lỗ vào thứ 4 tuần này (ngày 8/3 định mệnh).
- Ngày 10/3 SVB phá sản, FDIC kêu thôi dẹp đi, em hết cứu rồi. Rút ống.
Một vài chi tiết thú vị trong câu chuyện là SVB phá sản sẽ ảnh hưởng ra sao đến thị trường. Câu hỏi ở đây là lấy tiền đâu trả cho người gửi. Tất nhiên là phải thanh lý tài sản mà tài sản của ngân hàng SVB nhiều nhất là trái phiếu.
- Trong số trái phiếu ông SVB mua, thì có 1 số ông phân loại thành chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS), và một số là cầm tới đáo hạn (HTM).
Theo qui định kế toán thì trái phiếu HMT không cần làm kế toán fair value (nghĩa là không cần tính lại giá trị định kỳ theo giá thị trường). Cái này hợp lý vì cầm tới đáo hạn thì không có rủi ro giá thị trường. SVB chọn chế độ kế toán tương thích:
"HTM securities are carried on the balance sheet at amortized cost and the changes in the value of these securities, other than an ACL, are not reported on the financial statements".
Tóm lại lời lỗ của trái phiếu HTM sẽ không phản ánh lên bảng báo cáo lời lỗ. Số lợi nhuận sẽ không phản ánh lỗ của HTM.
- Theo báo cáo thường niên 10k cuối 2022 của SVB, ngân hàng này có:
(i) hơn 90 tỷ hàng trái phiếu cầm dài hạn HMT, fair value chỉ còn khoảng 76 tỷ, lỗ chưa ghi nhận là 15 tỷ;
(ii) khoảng 25 tỷ hàng trái phiếu sẵn sàn bán AFS, lỗ chưa ghi nhận là 2,5 tỷ - Phần lớn đống này có thể là số vừa bán và ghi lỗ 1,8 tỷ.
- Vậy là SVB có 1 đống hàng cần bán ra để đáp ứng nghĩa vụ gần 180 tỷ tiền gửi tiết kiệm còn lại.
Câu hỏi là nếu SVB bán hết mớ này ra và chịu lỗ, điều gì sẽ xảy ra cho thị trường trái phiếu MBS Mỹ?
Như đã biết SVB là một ngân hàng lớn trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống, SVB còn tài trợ cho các dự án công nghệ. Vì vậy, ngân hàng này được coi là xương sống của ngành đầu tư mạo hiểm ở Mỹ. Do đó, SVB phá sản không chỉ ảnh hưởng đến tiền gửi của khách hàng mà còn ảnh hưởng đến các cơ sở tín dụng và các hình thức tài trợ khác.
Và đố bạn ai cầm trái phiếu MBS nhiều? Ngoài các ngân hàng Mỹ khác, là một số ông bảo hiểm Châu Á.
Để không có lây lan, nhiều anh Wall Street đang kêu gọi Fed dừng tăng lãi suất, bail out các bank có bond portfolio có vấn đề bằng cách nhảy ra mua bond lại như trước. Mà vậy thì tiền rẻ tiếp tục quay, mấy cái ông này lại tiếp tục take risk. Quay lại y chang câu chuyện bất động sản của VN, đó là cứu hay không cứu.
11 lượt thích
© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.