Không mang tính đầu cơ như BDS, kỳ vọng vào cổ phiếu chứng khoán chính là kỳ vọng vào sự phát triển kinh tế của một đất nước. Mến mời quý anh chị tham khảo các luận điểm sau:
Tính đến cuối Q2/23, tỷ lệ nhà đầu tư trên toàn dân số ở Việt Nam chỉ ~ 7,0%, thấp hơn so với mức 7,5% ở Thái Lan (đã loại bỏ các NĐT không hoạt động) và mức 12,5% tại Malaysia.
Ngoài ra, thu nhập khả dụng của hộ gia đình tại Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, cho thấy nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm tài chính cũng như nguồn thu của các công ty môi giới.
Chính phủ Việt Nam cũng đang thực hiện các bước hỗ trợ sự phát triển của lĩnh vực chứng khoán (hệ thống giao dịch mới do KRX phát triển).
Với tất cả những yếu tố này kết hợp lại, có thể nhìn thấy triển vọng của lĩnh vực dịch vụ tài chính Việt Nam vẫn tồn tại nhiều tiềm năng lớn chưa được khai thác hết.
Đến thời điểm hiện tại, định giá ngành đang giao dịch ở mức P/B là 1,6 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của ngành trong 3 năm gần đây.
Trong bối cảnh này, lĩnh vực chứng khoán sẽ là đại diện tốt nhất cho sự hồi sinh của thị trường. Chúng tôi cho rằng các công ty môi giới với lợi thế nhà đầu tư nhỏ lẻ và mức độ số hóa cao sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn chảy mạnh vào TTCK bao gồm: SSI, VND, MBS.
Chúng tôi cũng kỳ vọng thu nhập của toàn thị trường chứng khoán sẽ được cải thiện nhờ hiệu suất đầu tư tốt hơn của các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của các CTCK.
Bắt đầu từ cuối Q2/23 tôi đã nhìn thấy các dấu hiệu tích cực từ dòng vốn vào thị trường chứng khoán. Tổng lượng tiền nhận rỗi của các nhà đầu tư (bao gồm 30 công ty chứng khoán lớn nhất về tổng tài sản) đạt khoảng 61 nghìn tỷ đồng, giảm 36% so với mức đỉnh cuối Q1/22, nhưng tăng nhẹ 3,2% sv quý trước. Điểm đáng chú ý khác là sự đảo chiều trong tốc độ tăng trưởng tài khoản chứng khoán mở mới.
Dòng tiền đã dịch chuyển từ tiết kiệm ngân hàng sang các kênh tài sản khác bao gồm thị trường chứng khoán. Với mặt bằng lãi suất thấp, nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn, chẳng hạn như chứng khoán khi chi phi cơ hội giảm. Điều này cũng cải thiện nhu cầu cho dịch vụ môi giới, thúc đẩy giá trị giao dịch, từ đó tăng doanh thu phí giao dịch cho các công ty chứng khoán.
Mặc dù là một cái tên nổi bật trong mảng môi giới, VPS đã ghi nhận lợi nhuận gộp từ hoạt động môi giới trong giai đoạn 2020-22 thấp hơn nhiều do chiến lược chi mạnh tay cho mảng môi giới, gồm phí giao dịch thấp và hoa hồng hấp dẫn cho các chuyên viên môi giới.
Trong khi đó, TCBS với chiến lược tập trung vào số hóa và mô hình hoạt động không môi giới giúp giảm thiểu chi phí trung gian cũng như tăng biên lợi nhuận mảng này.
Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, một số công ty cũng đã giảm phí giao dịch bằng cách thực hiện “chính sách phí 0 đồng” như SSI, VND hoặc tặng tiền mặt cho tài khoản mở mới để thu hút khách hàng mới. Theo chúng tôi, chính sách phí 0 đồng sẽ là một trong những yếu tố thay đổi cuộc chơi để định hình hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính trong tương lai.
Do đa phần người dân chưa có sự tham gia sâu vào thị trường vốn, các nhà đầu tư cá nhân sẽ có xu hướng chọn công ty cung cấp gói phí hấp dẫn nhất hoặc giao diện người dùng thân thiện nhất.
Mảng kinh doanh nguồn vốn và phân phối trái phiếu của TCBS phục hồi mạnh trong kỳ. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiết kiệm quý 3/2023 duy trì ở mức thấp, nhà đầu tư có nhu cầu tìm kiếm các kênh đầu tư có mức sinh lợi cao hơn lãi suất tiết kiệm. Công ty cho biết doanh số phân phối trái phiếu bán lẻ sơ cấp trong quý 3/2023 tiếp tục tăng mạnh, đạt hơn 12 ngàn tỷ đồng, tăng 71% so với quý trước.
Kết thúc quý 3, TCBS báo lãi trước thuế đạt 1,148 tỷ đồng, tăng 108% so với quý trước và 57% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng năm 2023, lãi trước thuế đạt hơn 2,148 tỷ đồng, vượt 75 chỉ tiêu kế hoạch cả năm.
Tổng kết quý 3, SSI báo lãi ròng 710 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Chứng khoán SSI báo lãi trước và sau thuế lần lượt 2,204 tỷ đồng và 1,780 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 22%.
Mảng tự doanh của Công ty thắng lớn trong quý 3. Trong khi lãi từ tài sản FVTPL tăng mạnh đạt 925 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. Ngược lại, lỗ từ các tài sản FVTPL giảm gần 60% còn 281 tỷ đồng. Kết quả là tự doanh của VND báo lãi hơn 635 tỷ đồng, cùng kỳ, lỗ hơn 10 tỷ đồng.
Hoạt động mua bán trái phiếu và chứng khoán chưa niêm yết đã giúp tự doanh của VND thu lợi lớn. Cụ thể, hoạt động này thu về hơn 664 tỷ đồng.
Kết thúc quý 3, VND báo lãi ròng 636 tỷ đồng, gấp gần 7 lần cùng kỳ. Mặc dù có kết quả quý 3 tích cực, lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty vẫn phải báo lãi ròng đi lùi 13% còn 1,197 tỷ đồng.
Mặc dù kết quả chung tích cực, toàn nhóm vẫn có 17 CTCK báo lỗ, lớn hơn con số 9 công ty lỗ trong quý 2. Chứng khoán APEC báo lỗ gần 32 tỷ đồng.
233 lượt thích
© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.