Ngân hàng nào chịu rủi ro nhiều nhất bởi sự kiện tại BCG
Sau sự kiện vào ngày 28/02/2025 cơ quan chức năng ra quyết định khởi tố chính thức với nguyên lãnh đạo BCG. Căn cứ trên số liệu tại BCTC Của BCG, các ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất là TPB-CTG-NAB (chi tiết dưới chart). Cụ thể thì:
- CTG: CTG là ngân hàng có dư nợ lớn nhất với BCG xét về giá trị, với dư nợ các khoản cho BCG vay tính đến cuối năm 2024 là 2,4 nghìn tỷ đồng. Tuy vậy nhờ quy mô dư nợ của CTG lớn, mà số tiền này chỉ chiếm 0,14% tổng tín dụng của CTG.
- TPB: TPB là ngân hàng có dư nợ với BCG cao nhất xét về tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ. Dù dư nợ cho BCG vay trực tiếp chỉ 1,17 nghìn tỷ đồng nhưng chiếm tới 0,45% tổng tín dụng của TPB). Bên cạnh đó, lưu ý là TPB còn có 1,35 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp do cty chứng khoán ORS bảo lãnh.
- NAB: NAB cho BCG vay 578 tỷ đồng đến 31/12/2024, chiếm 0,35% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên lưu ý NAB lại là bên bảo lãnh cho loạt khoản vay từ Aurai Wind Energy và Dembcorp Enerny với tổng giá trị gần 690 tỷ đồng, nên rủi ro cho NAB cũng là khá lớn.
Do vậy dễ hiểu vì sao các cổ phiếu TPB, ORS, NAB, CTG chịu tác động tiêu cực từ sự kiện này phiên hôm nay. Một số ngân hàng khác cũng có dư nợ với BCG nhưng giá trị nhỏ, như BID (258 tỷ đồng), VPB (123 tỷ đồng) và STB (6 tỷ đồng) nên ảnh hưởng không đáng kể.
Dù sao thì các khoàn cho vay với BCG chủ yếu tài trợ vốn cho dự án năng lượng tài tạo. Như CTG vay chủ yếu để tài trợ cho Giai đoạn 1 của dự án trang trại điện mặt trời Phú Mỹ 123. Các khoản cho vay của TPB với BCG tài trợ vốn cho dự án BCG Vĩnh Long Solar Energy. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp do ORS bảo lãnh là đầu tư cho Dự án Điện mặt trời Krông Pa 2. Và các dự án này đều được EVN mua với giá FIT trong giai đoạn ưu đãi. Nên kỳ vọng rủi ro tín dụng sẽ kiểm soát đc, các DN dự án vẫn có dòng tiền trả nợ vay và trái phiếu cho ngân hàng. Do vậy, việc giá cổ phiếu chịu hiệu ứng tiêu cực ngắn hạn trước lo ngại chung của thị trường, có thể lại đang là cơ hội để mua vào ở vùng giá tốt.