NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (MÃ CK: STB) TÁI CƠ CẤU VÀ ĐẤU GIÁ CÒN KHÓ KHĂN?
Các lợi thế của STB
- Mạng lưới: Hiện tại STB có hơn 600 điểm GD! Sài gòn và Miền nam gần như phủ kín các tỉnh thành, mật độ dày đặc! Hà nội hiên đang cơ cấu lạo, rút bớt từ trung tâm ra các huyện vùng ven; Miền bắc độ phủ sóng đạt 50% các tỉnh thành, hiện đang chưa đc cấp phép mở mới nên 1 số tỉnh chưa có chi nhánh!
- Hầu hết trụ sở các điểm giao dịch của STB là mua đất và xây dựng lên. Các bank khác thường đi thuê và giá thuê có xu hướng tăng dần theo từng năm. Với mua trụ sở thì nguyên giá lúc mua sẽ được khấu hao trong vòng 50 năm nên chi phí hàng tháng rất rẻ và chưa kể giá trị BĐS tăng thêm theo thời gian.
- Lợi nhuận đếm cua trong lỗ: Hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng vì giải quyết những dự án nợ xấu, tuy nhiên Trích và hoàn nhập DP là một bút toán rất phức tạp và nhạy cảm của các tay chơi lớn nên khá nhạy cảm.
Về tin đồn
- NHNN sẽ thông qua việc bán cổ phần STB trong Quý 3 năm 2024 với giá khởi điểm 6x (nghìn đồng)/ cp. Dự kiến số lượng người mua là 4 người. Về cơ bản thì tin này chỉ là đăng ký mua đấu thấu còn trúng thầu hay không thì chưa biết.
Tiêu cực:
Tuy nhiên, một góc nhìn khác là STB hệ thống nhân viên quá đông, bằng chứng là LNST/nhân viên của STB rất thấp. Thời đại cntt, lợi thế về mạng lưới đã không còn lớn để cạnh tranh nữa.
Một số vấn đề khác của STB
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tiếp tục để lại không chia, lũy kế đến quý 1/2024 còn gần 22,5 ngàn tỷ đồng
Đặt kế hoạch Lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 10,6 nghìn tỷ, tăng 11% SVCK.
Vấn đề đấu giá 32,5% là cổ phần của ông Trầm Bê.
Về chi tiết từng vấn đề:
Vấn đề thứ nhất: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Theo phương án phân phối lợi nhuận năm tài chính 2023, sau khi trừ đi thuế và trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại năm ngoái của Sacombank là gần 8k tỷ đồng. Lợi nhuận giữ lại các năm trước là 12.668 tỷ đồng. Như vậy, tổng lợi nhuận giữ lại lũy kế của ngân hàng đang ở mức 20.385 tỷ đồng trong năm 2023. Năm 2024, do đã cơ bản trích lập đã xong, có tệ nhất cũng khoảng 17-18k tỷ. Còn đúng phong độ phải tầm 20k tỷ. Tính riêng quý 1/2024, lợi nhuận giữ lại của STB hơn 2.100 tỷ đồng. Chưa kể tiền thu từ việc bán các tài sản kiểu như KCN Phong Phú (báo cáo kiểm toán cuối năm mục các khoản phải thu lại không hề có gì liên quan đến việc này?). Tuy nhiên giống như các năm trước đó, Sacombank tiếp tục không có kế hoạch chia cổ tức cho các cổ đông.
Vấn đề thứ 2: Đặt kế hoạch năm 2024 lợi nhuận trước thuế 10.6 nghìn tỷ gây nhiều tranh cãi: ĐHCĐ năm 2023, báo cáo nhấn rất mạnh lợi nhuận trước trích lập VAMC của năm 2022 là trên 19,000 tỷ. Tổng Giám đốc giữa ĐHCĐ năm 2023 cũng chém gió nhấn mạnh sau khi hoàn thành VAMC lợi nhuận sẽ tầm trên 20k tỷ, (trong bối cảnh thuận lợi của 2024 và các NH khác đều đặt kế hoạch lạc quan 2024) thế này, so với các Bank khác cùng quy mô tín dụng hoặc thấp hơn trong khi đã hoàn thành gần hết trích lập. Trong đại hội lần trước có nói ko thua kém bank khác như ACB và TCB (năm 2024 kế hoạch ACB 22k tỷ, HDB 15,8k tỷ). Có phải cố tình đặt kế hoạch thấp ko hấp dẫn để làm giá cổ phiếu thấp (giống như đợt đầu 2023 Ngoại mua full room thì lại làm văn bản). Điều này làm cho giá dự kiến xử lý 32,5% kia thấp khi đấu (không hấp dẫn) gây thất thoát tiền của Ngân hàng cũng như của Nhà nước. Cái 32,5% nhiều AE cứ nghĩ ngon như ăn kẹo, bán đấu giá một lần xong luôn. Phương án giờ cũng không dễ, mua lại làm cổ phiếu quỹ thì luật bắt phải huỷ cổ phiếu quỹ và giảm vốn điều lệ - là điều không thể. Mà bán đấu giá, cũng phải vài năm, do Luật mới có hiệu lực từ tháng 8/2024 khống chế tỷ lệ sở hữu, muốn bán đấu giá cũng phải chia lô dưới 5% cho cá nhân, dưới 10% cho tổ chức, căn cứ nào để chia tỷ lệ nào cho cá nhân/tổ chức, kế hoạch, lộ trình, ai duyệt... chưa kể bối cảnh sang năm sát Đại hội Đảng nhiệm kỳ mới, cái nào ko cấp thiết cháy nhà chết người thì cứ để đã, duyệt sau..., nhiệm kỳ sau giải quyết
Ở góc nhìn tích cực hơn của STB:
Do cuối 2023, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Sacombank chỉ trên 60%, trong khi các NHTM hàng đầu đều trên 120%, hiện nợ xấu của STB có tỷ lệ khá cao (2,4%). Năm 2024 Sacombank cần cải thiện các chỉ số để tiếp tục được nâng hạng xếp hạng của các tổ chức uy tín trên thế giới, theo Kế hoạch đã trình ĐHCĐ, 2024 sẽ tiếp tục cải thiện hạ thấp tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng tỷ lệ bao phủ nợ xấu. Nên con số trích lập sẽ cao hơn 2023 rất nhiều.
Cập nhật kết quả kinh doanh và tình hình tài chính quý 1/2024
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024, STB ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 5.950 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ giảm 12% so với cùng kỳ, xuống còn 578,3 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 19%, đạt 307,6 tỷ đồng.
Tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng Sacombank trong quý đầu năm tăng 4%, lên mức 3.543 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm tới 32% chỉ còn 677 tỷ đồng.
Kết quả, Ngân hàng Sacombank thu về 2.654 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, hoàn thành 25% kế hoạch lợi nhuận cả năm nay.
Về tình hình tài chính:
Tính đến cuối quý 1/2024, quy mô tổng tài sản của Ngân hàng Sacombank đạt 693.535 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 4%, đạt 500.408 tỷ đồng.
Ở phía nguồn vốn, huy động tiền gửi khách hàng của ngân hàng này đã tăng 4% so với đầu năm, đạt 533.358 tỷ đồng. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và huy động từ phát hành giấy tờ có giá đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Về chất lượng tài sản, tổng nợ xấu tính đến ngày 31/3/2024 của Ngân hàng Sacombank là 11.402 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Tuy nhiên, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ đã ghi nhận sự cải thiện rõ rệt.
Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này vẫn được giữ ở mức 2,28%, tương đương với thời điểm đầu năm nay. Hiện Ngân hàng Sacombank đặt mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu cả năm nay ở dưới mức 2%.
Về định giá
STB là một trong những ngân hàng cổ phần tư nhân quy mô lớn, có hoạt động kinh doanh cốt lõi hiệu quả trong ngành ngân hàng. Sau những vấn đề lớn về chất lượng tài sản đến từ việc sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam, STB đã bước vào giai đoạn cuối của quá trình tái cơ cấu dưới sự giám sát của NHNN, và được kỳ vọng sẽ bước sang chu kỳ hồi phục mạnh mẽ trong những năm tới. Tuy nhiên bên cạnh những triển vọng tích cực, cổ phiếu STB cũng tiềm ẩn rất nhiều vấn đề và rủi ro. Do đó, Investone khuyến nghị Trung Lập đối với cổ phiếu này với giá trị hợp lý quanh 35.000 đồng/ cổ phiếu. Nhà đầu tư cần thận trọng trước khi đưa ra quyết định.