NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (MÃ ACB) - CÔNG THỦ TOÀN DIỆN DÒNG BANK
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (MÃ ACB)
CÔNG THỦ TOÀN DIỆN DÒNG BANK
1. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB)
Ngân hàng TMCP Á Châu. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4/6/1993. Năm 2006, ngân hàng ACB niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội. Đến năm 2020, ACB chuyển sang niêm yết trên sàn HOSE.
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, ACB trở thành một trong những ngân hàng uy tín, có tốc độ tăng trưởng nhanh với nhiều dịch vụ tốt, được khách hàng đánh giá cao. Hiện nay, ACB đã có hơn 350 chi nhánh trên khắp 49 tỉnh thành cả nước.
ACB hoạt động trên các lĩnh vực : Huy động vốn, cho vay, chiết khấu, hùn vốn và liên doanh theo Luật định; dịch vụ thanh toán, cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khoán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh; quản lý quỹ đầu tư và các dịch vụ khác,…
• ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2024
Theo phương hướng hoạt động năm 2024 được đại hội cổ đông thông qua, ACB có kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 22 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Đến cuối năm 2024, tổng tài sản dự kiến tăng 12%, lên 805 nghìn tỷ đồng; tín dụng dự kiến tăng 14%; vốn điều lệ sẽ tăng lên 45 nghìn tỷ đồng.
ACB cho biết kế hoạch phát triển 3 năm tới tiếp tục tập trung mảng cá nhân và SME, đồng thời đẩy mạnh mảng khách hàng lớn. Ngân hàng hiện tại vẫn sẽ duy trì chính sách không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới. ROE mục tiêu của ngân hàng quanh mức 20-25% trong giai đoạn 3-5 năm tới. Về mặt bằng lãi suất, lãnh đạo ACB cho rằng lãi suất duy trì ổn định ở mức thấp trước khi tăng nhẹ vào nửa cuối năm 2024. Lãi suất cho vay doanh nghiệp hiện tại bình quân quanh mức 4-6% và cá nhân quanh mức 6-8%.
2. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ACB
Trong ngành Ngân Hàng, hiện tại ACB nằm trong top đầu các ngân hàng tư nhân, với nội tại vững chắc, chất lượng tài sản lành mạnh, với tổng tài sản đạt hơn 700.000 tỷ đồng và vốn điều lệ đạt 38.840 tỷ đồng; nợ xấu thấp nhất nhóm ngân hàng, tiềm năng tăng trưởng vẫn luôn đánh giá là tích cực, đây cũng là ngân hàng mà Investone cho là lành tính nhất nhóm ngân hàng TMCP và rất đáng có trong danh mục đầu tư, nhất là với nhà đầu tư có khẩu vị ưa thích sự an toàn..
• QUAN ĐIỂM NGẮN HẠN
Quan điểm ngắn hạn: Từ mức nền cao trong Q1/2023 và tăng trưởng tín dụng còn chậm trong Q1/2024 do ảnh hưởng từ yếu tố mùa vụ, chúng ta có thể thấy LNTT trong Q1/2024 chưa khởi sắc. Tuy nhiên, chúng tôi ước tính cổ phiếu ACB sẽ được xem xét bổ sung thêm vào chỉ số Diamond ETF trong kỳ tới, và đây sẽ là yếu tố hỗ trợ giá cho ACB trong ngắn hạn.
Về dự phóng kết quả kinh doanh: năm 2024, ước tính lợi nhuận trước thuế đạt 23 nghìn tỷ đồng (tăng 14,7% svck) nhờ NIM phục hồi (tăng 11 điểm cơ bản svck) và chất lượng tài sản cải thiện (tỷ lệ nợ xấu 1%). Investone cho rằng nhu cầu tín dụng trong nửa đầu năm 2024 vẫn còn yếu nhưng sẽ phục hồi dần vào nửa cuối năm 2024 khi nền kinh tế tốt hơn. Vì thế, ước tính tăng trưởng tín dụng của ACB sẽ đạt mức 16% so với đầu năm đạt 565,6 nghìn tỷ đồng. Chi phí tín dụng ước tính giảm xuống mức 0,15% trong năm 2024 (so với 0,4% trong năm 2023) do tỷ lệ hình thành nợ xấu cải thiện xuống còn 0,16% (so với 0,92% trong năm 2023).
• GIÁ TRỊ HỢP LÝ
Mục tiêu trung và dài hạn cho cổ phiếu ACB là 36.800 đồng/cổ phiếu do chính sách giải ngân thận trọng sẽ tiếp tục hỗ trợ ACB duy trì vị thế là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất thị trường. Hơn nữa, mức NIM tốt và ROE bền vững trên 20% cũng là những mục tiêu có thể đạt được trong trung hạn.
Rủi ro giảm đối với khuyến nghị:
Tăng trưởng tín dụng tăng thấp hơn dự kiến.
Biến động lãi suất khiến NIM của ACB không cải thiện.
Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh hơn dự kiến.
Tỷ lệ hình thành nợ xấu cao hơn dự kiến.
Bích Broker
7 tháng trước