Trang chủ
Video
Chế ảnh

Chứng khoán

Phương Đặng

7 tháng trước

NGÀNH ĐIỆN

NGÀNH ĐIỆN
Chế ảnh này

📌SWOT

* Strengths (Điểm mạnh)

- Nhu cầu điện tăng cao: Nhu cầu điện ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình 7-8% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2030, do nền kinh tế phát triển và dân số tăng.

- Tiềm năng năng lượng tái tạo: Việt Nam có tiềm năng dồi dào về năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, địa nhiệt,... Điều này góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

* Weaknesses (Điểm yếu)

- Thiếu hụt nguồn cung: Nguồn cung điện trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện vào một số thời điểm trong năm

- Rủi ro biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước cho các nhà máy thủy điện và tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo

- Giá điện cao: Giá điện ở Việt Nam cao hơn so với một số quốc gia trong khu vực, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế và đời sống của người dân.

* Opportunities (Cơ hội)

- Phát triển năng lượng tái tạo: Chính phủ Việt Nam cam kết phát triển năng lượng tái tạo, với mục tiêu đạt 30% tổng công suất nguồn điện vào năm 2030. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án điện gió, điện mặt trời, địa nhiệt,...

- Xu hướng sử dụng xe điện ngày càng tăng

- Cải thiện cơ sở hạ tầng lưới điện: Chính phủ Việt Nam đang đầu tư nâng cấp và mở rộng lưới điện, nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải và sự cố lưới điện. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện và dịch vụ thi công lắp đặt.

*Threads (Thách thức)

- Giá nhiên liệu biến động: Giá nhiên liệu biến động ảnh hưởng đến giá thành sản xuất điện.

- Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước cho các nhà máy thủy điện và tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo


📌CHÍNH SÁCH ẢNH HƯỞNG

Ngày 26/03/2024, Phó Thủ tướng ký ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo cơ chế mới, chu kỳ điều chỉnh giá là 3 tháng và EVN có thẩm quyền điều chỉnh nếu mức giá tính toán tăng dưới 5% tùy thuộc vào chi phí khâu phát điện. Trong ngắn hạn, cơ chế mới giúp cải thiện dòng tiền thanh toán của EVN. Về dài hạn, đây là sự chuẩn bị khi các nguồn điện giá cao đi vào vận hành (LNG, NLTT)


📌CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU NGÀNH

PC1, POW, REE, QTP, HDG, NT2


📌CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH

1. Khai thác nhiên liệu

Ba nguồn nhiên liệu chính cho quá trình sản xuất điện ở nước ta là thủy năng, than đá, và khí đốt. Trong đó, ▪ Nguồn than đá đa phần phân bổ ở khu vực Bể than Sông Hồng – ước tính chiếm khoảng 81% tổng trữ lượng cả nước. Nguồn than nội địa không đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước do trữ lượng bề mặt gần như đã hết. ▪ Nguồn thủy năng. Hiện nay, các nguồn thủy điện lớn >100MW hầu như đã được khai thác hết. Do đó, Chúng tôi cho rằng dư địa tăng trưởng trong thời gian tới không còn, chủ yếu đến từ các thủy điện nhỏ, được xây dựng ở khu vực miền núi. ▪ Nguồn khí đốt. Sản lượng các mỏ khí Việt Nam trên đà suy giảm, đặc biệt là các mỏ lớn đã khai thác trên 10 năm như Mỏ Lan Tây – Lan Đỏ, mỏ Bạch Hổ. Các mỏ khí này được dự báo sẽ tiếp tục suy giảm bình quân 10%-20%/năm trong tương lai theo quy luật khai thác tự nhiên.

2. Sản xuất điện

EVN và GENCOs sở hữu các nhà máy chiếm 53,6% tổng công suất Việt Nam. Ngoài ra, hai nhà đầu tư IPP lớn là PVN (8,1%) và Vinacomin (3,4%).

3. Truyền tải và phân phối điện

EVN đóng vai trò là đơn vị độc quyền phân phối và truyền tải điện năng ở Việt Nam. Giá bán lẻ điện hiện nay tuân thủ theo quy định về mức giá của Nhà nước

4. Tiêu thụ

Cơ cấu khách hàng bao gồm: nhóm công nghiệp, xây dựng (55%), Dân dụng (32%), Thương mại dịch vụ (6%), Nông lâm ngư nghiệp (3%), và khác (4%).

reaction

207 lượt thích

0 bình luận

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.