Ngành điện: Giá điện bán lẻ tăng 4,8%, có hiệu lực từ ngày 11/10
* Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2699/QĐ-BCT ngày 11/10/2024, phê duyệt việc tăng giá bán lẻ điện thêm 4,8%, đưa giá điện trung bình lên mức 2.103 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), có hiệu lực từ ngày 11/10/2024. Mức tăng này tiếp nối mức tăng 7,5% trong năm 2023.
* Mức tăng 4,8% này dự kiến sẽ làm CPI tháng 11 tăng 0,16%, do tác động của việc tăng giá điện đến CPI thường bị chậm một tháng. Hiện tại, chúng tôi dự báo CPI trung bình năm 2024 sẽ là 3,8%.
* Mặc dù lần tăng giá này sẽ không ngay lập tức cải thiện lợi nhuận của các nhà máy điện, nhưng sẽ giúp giảm bớt khó khăn tài chính và cải thiện dòng tiền của EVN, từ đó mang lại lợi ích cho các nhà máy điện. Ngoài ra, khi tình hình tài chính của EVN được cải thiện, giá bán lẻ điện cao hơn sẽ giúp EVN linh hoạt hơn trong việc mua điện với mức giá cao hơn, và cuối cùng mang lại lợi ích cho các nhà máy điện.
* Theo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương về chi phí sản xuất và kinh doanh điện của EVN trong năm 2023, EVN đã báo cáo mức lỗ 21,8 nghìn tỷ đồng, cao hơn nhẹ so với mức lỗ 20,7 nghìn tỷ đồng trong năm 2022. Tuy nhiên, nhờ việc tăng giá điện 7,5% trong năm 2023, khoản lỗ ròng của EVN trong nửa đầu năm 2024 đã giảm đáng kể xuống còn 8,1 nghìn tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức lỗ ròng 29,1 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023. Đến cuối quý 2/2024, lỗ lũy kế của EVN được ghi nhận ở mức 50,6 nghìn tỷ đồng, lần lượt tương đương 26% và 8% vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của EVN. Chúng tôi cho rằng EVN cần có thêm các đợt tăng giá điện để đạt mức hòa vốn và xóa bỏ lỗ lũy kế.
* Hiện tại, chúng tôi có khuyến nghị MUA đối với PC1 (với giá mục tiêu là 33.200 đồng/cổ phiếu) và QTP (với giá mục tiêu là 19.400 đồng/cổ phiếu); khuyến nghị KHẢ QUAN đối với GEX (với giá mục tiêu là 24.700 đồng/cổ phiếu) và PPC (với giá mục tiêu là 16.700 đồng/cổ phiếu); và khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với REE (với giá mục tiêu là 68.100 đồng/cổ phiếu), POW (với giá mục tiêu là 13.800 đồng/cổ phiếu), NT2 (với giá mục tiêu là 21.300 đồng/cổ phiếu), HDG (với giá mục tiêu là 29.300 đồng/cổ phiếu), và TV2 (với giá mục tiêu là 32.200 đồng/cổ phiếu).
👉Tham gia room tư vấn của mình tại đây: https://zalo.me/g/fzogld410
Rào cản gia nhập ngành dệt may
✅ Vốn đầu tư: chi phí đầu tư phần lớn dành cho thiết bị như máy may, máy cắt, máy giặt là,… trong khi nhà xưởng sản xuất có thể thuê ngoài tại các khu công nghiệp. So với một số ngành công nghiệp khác như cảng biển, hàng không, vận tải, công nghệ chế biến, chế tạo, dược phẩm, viễn thông, bất động sản,… thì chi phí đầu tư nhà máy sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam không đòi hỏi quá nhiều về vốn. Ngành may mặc có tính thâm dụng lao động so với các ngành khác, nhưng yêu cầu về chuyên môn không phức tạp, thời gian đào tạo khoảng từ 3 – 6 tháng là có thể làm việc độc lập. Do đó, rào cản gia nhập ngành không quá cao.
✅ Lợi ích kinh tế theo quy mô: Ngành may mặc của Việt Nam có lợi thế quy mô nhờ chi phí lao động thấp, năng lực sản xuất được đơn hàng lớn và áp dụng công nghệ tiên tiến. So với các quốc gia khác trong khi vực như Campuchia, Lào, Bangladesh thì Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về việc tận dụng công nghệ để thực hiện một số giai đoạn như sử dụng CAD thiết kế 3D, khâu, cắt vải, may tự động và quản lý hàng tồn kho bằng AI. Do đó, Việt Nam có thể sản xuất với chi phí trên mỗi đơn vị thấp hơn, giúp gia tăng năng lực có thể cạnh tranh về giá so với các quốc gia khác trong khu vực.
✅ Chính sách hỗ trợ: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các hiệp định thương mại song phương (VD: EVFTA, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Nhật Bản,…) và đa phương (VD: các hiệp định thương mại của khu vực như CPTPP, RCEP) để hỗ trợ và thúc đẩy ngành may mặc. Các hiệp định giúp giảm thuế quan và tăng khả năng tiếp cận thị trường cho hàng may mặc của Việt Nam, khiến chúng trở nên cạnh tranh hơn trên toàn cầu.
👉Tham gia room tư vấn của mình tại đây: https://zalo.me/g/fzogld410
👉NĐT có nhu cầu hỗ trợ liên hệ zalo: 0913.581.942
Vinh Quốc Thái
5 tháng trước