Trang chủ
Video
Chế ảnh

Phương Liên Ngân

5 tháng trước

Người Việt Nam có tố chất về AI hay không? (Bài viết của Đỗ Cao Bảo)

Người Việt Nam có tố chất về AI hay không? (Bài viết của Đỗ Cao Bảo)
Chế ảnh này

Nền tảng của AI là toán học và phần mềm. Dân tộc nào vừa giỏi toán vừa giỏi phần mềm sẽ là dân tộc giỏi về AI. Muốn trả lời câu hỏi người Việt Nam có tố chất về AI hay không thì cần trả lời hai câu hỏi: Người Việt có giỏi toán, có giỏi làm phần mềm không?


Người Việt nam có giỏi toán?


Có một thời người Việt Nam tin rằng người Việt giỏi toán, bằng chứng là Việt Nam có thứ hạng cao trong các kỳ thi Olympic toán học quốc tế (IMO). Theo thống kê thì trong lịch sử các kỳ thi IMO, thành tích của Việt Nam đứng thứ 7, sau Nga, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Hungary, Rumania; đứng trên Bulgary, UK, Đức và 200 quốc gia khác.


Thế rồi, lão FBer Minh Chiết, một trong những thành viên tham dự kỳ thi IMO đã dội một gáo nước lạnh bằng luận điểm “Việt Nam luyện gà nòi, mang gà nòi đi thi, Mỹ thì học sinh nào muốn thi thì đăng ký, người ta chọn ra đội tuyển, học sinh tự luyện, đến ngày thi là đi thi”. Thực ra luận điểm của Minh Chiết vẫn chưa chặt trẽ, bởi có thể Mỹ chọn đội tuyển như thế, nhưng còn các nước khác có chọn thế không thì không rõ.


Chúng ta xem thêm một góc nhìn thứ hai là trình độ toán học của các du học sinh Việt Nam du học ở Mỹ, Anh, Australia, Canada, những nước có nền giáo dục tiên tiến. Qua thực tế nhiều năm, du học sinh Việt Nam có trình độ toán học thuộc top đầu trong các quốc gia có du học sinh du học. Tôi có biết một em khi học trường quốc tế ở Việt Nam, điểm môn toán chỉ ở mức khá, nhưng khi sang Mỹ du học thì điểm môn toán lại đạt xuất sắc.


Chúng ta tiếp tục xem thêm góc nhìn thứ ba là giải thưởng Fields, giải thưởng toán học danh giá được coi như Nobel của Toán học. Theo thống kê thì đến thời điểm này thứ tự các quốc gia có người được trao giải Fields như sau Mỹ (18 giải), Pháp (12), Nga (9), Anh (, Nhật (3), Bỉ và Đức (2) và 14 quốc gia có một giải Fields, trong đó có GS Ngô Bảo Châu của Việt Nam.


Với ba góc nhìn: thành tích thi Olympic toán học quốc tế, điểm môn toán của các du học sinh quốc tế và giải thưởng toán học Fields, Việt Nam chúng ta thuộc top 7-10 quốc gia trong số hơn 200 quốc gia trên thế giới.


Việt Nam có giỏi làm phần mềm?


Tính theo tiêu chí các quốc làm phần mềm cho chính mình thì tất nhiên Việt Nam còn ở mức thấp, nhưng trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm toàn cầu, theo Bestarion thì Việt Nam có nguồn lực dịch vụ phần mềm lên đến 1,12 triệu, đứng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc (7 triệu), Ấn Độ (6 triệu), đứng trên Brazil (509 ngàn), Poland (400 ngàn), Philippines (190 ngàn), Argentina (134 ngàn), Mexico, Rumania, Malaysia (100 ngàn).


Huyền thoại phần mềm thế giới, cha đẻ của dịch vụ phần mềm Ấn Độ, ông Narayana Murthy, chủ tịch Infosys đã nhận xét rằng “về dịch vụ phần mềm, ở châu Á, không có quốc gia nào có tương lai và vị trí như Việt Nam, ngoại trừ Ấn Độ.


Như vậy có thể kết luận rằng người Việt Nam có tố chất và năng lực làm phần mềm và cũng là một trong số các quốc gia giỏi toán. Tính theo tiêu chí vừa giỏi toán vừa giỏi phần mềm thì Việt Nam không phải top 6 quốc gia giỏi nhất, nhưng có thể thuộc top 7 đến 12.


Chưa hết, có nhiều quốc gia vừa giỏi toán và giỏi phần mềm nhưng dân số lại ít (5-7 triệu, 10-20-30 triệu), thế nên họ chỉ làm tốt phần mềm và AI cho chính họ thôi, chứ khả năng cung cấp dịch vụ và nguồn lực AI cho toàn cầu lại không lớn.


Chính vì những lý do trên mà tôi cho rằng: Việt Nam nên đặt chiến lược trở thành quốc gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ và nguồn lực AI cho toàn cầu, lấy AI làm động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước trong 30 năm tới.

Chuyên gia
reaction

253 lượt thích

0 bình luận

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.