Nhận định thị trường tuần 15-19/01
TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 15/01 – 19/01 )
Các thông tin trên thế giới như sau:
1. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (12/01), chỉ số Dow Jones mất 118.04 điểm (tương đương 0.31%) còn 37,592.98 điểm. Trong khi, chỉ số S&P 500 tiến 0.08% lên 4,783.83 điểm và chỉ số Nasdaq Composite khép phiên gần như đi ngang, nhích 0.02% lên 14,972.76 điểm. Tuần qua, các chỉ số chính đều ghi nhận sắc xanh. Dow Jones tiến 0.34%, còn S&P 500 tăng 1.84%. Nasdaq Composite vọt 3.09% trong tuần qua.
2. Nhà đầu tư đón nhận một số thông tin đáng khích lệ về lạm phát vào ngày thứ 12/01 với chỉ số giá sản xuất (PPI) bất ngờ giảm 0.1% trong tháng 12/2023. Dữ liệu này được công bố sau dữ liệu giá tiêu dùng vào ngày 11/01, vốn nóng hơn một chút so với dự báo của các chuyên gia kinh tế khi tăng 0.3% trong tháng và tăng 3.4% so với một năm trước.
3. Giá dầu thô tiếp đà tăng 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (12/01)khi ngày càng nhiều tàu chở dầu chuyển hướng khỏi Biển Đỏ sau các cuộc tấn công trên không và trên biển qua đêm của Mỹ và Anh nhằm vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen sau các cuộc tấn công vào tàu vận chuyển của nhóm quân sự được Iran hỗ trợ. Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 1,18% lên 78,32 USD/thùng sau khi tăng hơn 3 USD/thùng vào đầu phiên lên hơn 80 USD/thùng, mức cao nhất trong năm nay. Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,03% lên 72,76 USD sau khi chạm mức cao nhất năm 2024 ở 75,25 USD.
4. Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 102.x kết thúc tuần vừa qua.
Kết luận: Đa số các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động tương đối tích cực trong tuần qua khi nhà đầu tư đón nhận đợt báo cáo kết quả kinh doanh đầu tiên của mùa báo cáo quý 4/2023 và xem xét dữ liệu giá sản xuất tương đối khả quan vừa công bố.
Về thị trường Việt Nam:
1. Diễn biến tuần giao dịch 8-12/1
• Chứng khoán Việt Nam đi ngang, gần như không thay đổi về mặt điểm số trong tuần thứ hai năm 2024. Trong 4 phiên đầu tuần, VN-Index lình xình quanh ngưỡng 1.160 điểm nhưng giảm sâu phiên cuối tuần.
• Đóng cửa tuần, chỉ số ở 1.154,7 điểm, tăng nhẹ 0,02 điểm so với tuần trước. Chiều ngược lại, HNX-Index giảm 2,45 điểm, còn 230,31 điểm.
2. Điểm tích cực
• Giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường đạt 22.207 tỷ đồng, tăng 9% so với tuần trước và 16,5% so với trung bình 5 tuần gần đây. Xét theo khung thời gian tuần, thanh khoản tăng ở các ngành ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thép, xây dựng, thực phẩm, dầu khí. Trong đó, chỉ số giá ngành ngân hàng tăng mạnh nhất trong tuần qua với tỷ lệ 3,28%.
• Điểm sáng trong tuần giao dịch vừa qua tiếp tục là việc cá nhân trong nước đẩy mạnh mua ròng cân chiều bán của khối ngoại và tự doanh. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 1511.4 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 1694.5 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 14/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản.
3. Điểm tiêu cực
• Điểm trừ trong tuần giao dịch thứ hai của năm 2024 là việc nhà đầu tư nước ngoài duy trì trạng thái bán ròng với quy mô hơn 609 tỷ đồng trên HOSE. Trong đó, họ rút ròng gần 569 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, tự doanh công ty chứng khoán cũng quay đầu bán ròng 200.2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 70.1 tỷ đồng.
Kết luận – Dự báo thị trường tuần 15 – 19/1:
1. Trong tuần 8 – 12/1 dòng tiền đã bắt đầu có sự tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, tạo nên nhịp tăng của toàn ngành trong tuần. Tuy nhiên sự tập trung của dòng tiền vào nhóm ngành này cũng đã khiến các trụ khác giảm điểm, kiềm lại đà tăng của VN-Index. Kết thúc tuần chỉ số chỉ tăng nhẹ 0,02 điểm và chốt tuần tại 1.154,7.
2. Về kỹ thuật, trong phiên giao dịch ngày 12/01/2024, VN-Index giảm điểm kèm theo khối lượng giao dịch có sự gia tăng mạnh và vượt trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý không mấy lạc quan của nhà đầu tư. Hiện tại, Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán trong vùng quá mua (overbought) nếu chỉ báo rơi xuống vùng này thì rủi ro sẽ gia tăng. Bên cạnh đó, VN-Index đã vượt qua đỉnh cũ tháng 11-12/2023 (tương đương vùng 1.124-1.136 điểm). Dự kiến đây sẽ là vùng hỗ trợ tốt cho chỉ số nếu kịch bản kém tích cực xảy ra.
3. Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Mặc dù cơ hội tiếp tục đi lên vẫn được để ngỏ với vùng kháng cự kế tiếp đặt tại 1.185 (+-10), các nhịp hồi phục không được đánh giá cao do dòng tiền tích cực đang thiếu đi sự lan tỏa và rủi ro đảo chiều có thể gia tăng trong trường hợp nhóm cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh. Thị trường đang trở lại test hỗ trợ mềm 1.150 điểm và có thể còn có các phiên rung lắc tiếp theo. Trong trường hợp chỉ số đi theo chiều hướng kém tích cực thì vùng 1.124-1.136 sẽ là hỗ trợ tiếp theo của chỉ số.
Hành động của chúng ta:
Em cho rằng, trong giai đoạn này, em khuyến nghị nhà đầu tư tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục sớm, có thể mua trading tỷ trọng thấp tại vùng hỗ trợ gần quanh 1,140 (+/-5) và ngược lại, bán giảm tỷ trọng với các mã đang nắm giữ tại các nhịp tăng chớm vượt đỉnh/chạm kháng cự.
Watchlist tuần tới: VCG, CTR, HAH, MWG, FRT, PNJ, VND, REE, PC1, NT2, GEG, ANV.
Báo cáo chiến lược đầu tư 2024 được em ghim trong nhóm tín hiệu đầu tư.
==============
Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200 để tham gia nhóm tín hiệu đầu tư
Bấm vào ĐÂY để có thể mở tài khoản số đẹp tại VPS!
https://zalo.me/g/ltzwam719 *** Tham gia room thảo luận chứng khoán
Liên hệ **** Zalo 0986735949 - Duy Chu
Để tham gia room khách hàng đầu tư và nhận tư vấn cụ thể thời điểm mua bán các mã cổ phiếu tiềm năng.