Trang chủ
Video
Chế ảnh

Trần Xuân Nguyên

Tài khoản này đã được xác thực qua Entrade X. Tìm hiểu thêm.
ic_purple_tick

11 tháng trước

Nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường

Nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường
Chế ảnh này
Ngành ngân hàng là một ngành đặc thù và có quy mô vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán với số lượng cổ phiếu niêm yết nhiều nhất tại VN30 (30 cổ phiếu có vốn hoá và thanh khoản lớn nhất thị trường – 13/30 mã). Hiện tại, chúng ta có 27 ngân hàng đang niêm yết trên 3 sàn chứng khoán Việt Nam với tổng quy mô vốn hóa lên đến hơn 70 tỷ đô la, chiếm hơn 25% tổng giá trị vốn hóa của tất cả các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện tại. Để đánh giá được tiềm năng của một ngân hàng nào đó thì không đơn thuần chúng ta chỉ nhìn vào mức lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư cần phân tích sâu vào một số chỉ số tài chính nhất định. IM (Net Interest Margin): Biên lãi ròng Hệ số NIM phản ánh sự chênh lệch phần trăm giữa chi phí lãi phải trả trên các khoản huy động và thu nhập từ lãi vay của ngân hàng. Nói cách khác, hệ số này đo lường hiệu quả của việc đầu tư và huy động tín dụng ngân hàng. IM (Net Interest Margin): Biên lãi ròng Hệ số NIM phản ánh sự chênh lệch phần trăm giữa chi phí lãi phải trả trên các khoản huy động và thu nhập từ lãi vay của ngân hàng. Nói cách khác, hệ số này đo lường hiệu quả của việc đầu tư và huy động tín dụng ngân hàng. Công thức: NIM = Thu nhập lãi thuần / Tổng tài sản có sinh lãi trong đó Thu Nhập lãi thuần = (Thu nhập lãi - Chi phí lãi) Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng phân bố tài sản vào các tài sản sinh lãi tốt nhất, cho thu nhập lãi vay trong kỳ tốt nhất do hoạt động huy động và cho vay hiệu quả, phân bổ nguồn vốn hiệu quả. NIM thường dao động ở mức 2-5%. CASA - CURRENT ACCOUNT & SAVING ACCOUNT Nói đến sức mạnh tạo ra lợi nhuận hay lợi thế cạnh tranh của nhóm bank không thể không nhắc đến CASA - chỉ số thể hiện tỷ lệ tiền gởi không kỳ hạn (KKH) trên tổng tiền gởi huy động từ khách hàng. Số dư tiền gởi duy trì trên loại tài khoản này thườngđược hưởng mức lãi suất rất thấp (khoảng 0.2%/năm) do đó đây là 1 nguồn vốn giá rẻ rất tiềm năng của các ngân hàng để tăng lợi nhuận mà hầu như ngân hàng nào cũng hướng đến mục tiêu cải thiện chỉ số này không ngừng. Công thức: CASA = Tiền gởi không kỳ hạn / Tổng huy động từ khách hàng Các lợi thế của tỷ lệ CASA cao: • Biên lãi gộp của nguồn vốn này gần như 100% (lãi vay trừ chi phí huy động rất thấp) nên hầu hết các ngân hàng có tỷ lệ CASA cao đồng nghĩa với việc chỉ số NIM cũng sẽ ở mức cao khi so với các ngân hàng khác ví dụ trường hợp của VCB, MBB hay TCB. • Giải ngân với lãi suất cạnh tranh: tỷ lệ CASA cao đồng nghĩa chi phí vốn huy động (Cost of fund) bình quân sẽ thấp và do đó lãi suất cho vay ra cũng sẽ thấp theo tạo nhiều lợi thế cạnh tranh cho tăng trưởng tín dụng, điểm này rất quan trọng trong những giai đoạn các nhà băng khó 'đầy' tín dụng ra như hiện nay. • CASA cao thường đi kèm với chất lượng dịch vụ tốt, công nghệ hiện đại, nền tảng số hóa tốt hoặc nhiều sản phẩm giá trị gia tăng đi kèm với các dịch vụ mở tài khoản nên nhìn chung là một điểm cộng trong mắt cả nhà đầu tư lẫn khách hàng. NPL (Non Performing Loan): Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ NPL phản ánh số tiền cho vay không có khả năng trả lại của khách hàng hoặc bị quá hạn thanh toán so với tổng số tiền cho vay của ngân hàng. NPL tăng cao cho thấy khả năng thanh toán của ngân hàng đang có chuyển biến xấu. Ngoài ra, bạn có thể dựa vào tỷ lệ nợ xấu để đánh giá được phân khúc khách hàng của ngân hàng này. Từ đó đánh giá được nền nhóm khách hàng này có phải là đối tượng đang bị ảnh hưởng thu nhập bởi tác động của các điều kiện kinh tế vĩ mô hay không. Công thức: NPL = (Nợ xấu/Tổng nợ) x 100 Chỉ số P/B (Price-to-Book Ratio )P/B cho biết giá trị của cổ phiếu đang gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng của doanh nghiệp đó. Ý nghĩa chỉ số P/B P/B > 1: Lúc này giá thị trường đang cao hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Điều này có nghĩa rằng thị trường đang có nhiều kỳ vọng về doanh nghiệp có thể làm ăn tốt và cổ phiếu sẽ tăng trưởng trong tương lai. P/B <1: Thị trường sẽ xảy ra hai xu hướng. Một là nhà đầu tư sẽ thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không mấy khả quan, do đó sẽ chỉ bỏ ra mức giá thấp để mua cổ phiếu. Hoặc có thể doanh nghiệp đang trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dần tăng lên khiến cho giá trị cổ phiếu trên sổ sách cũng tăng theo. Trường hợp này, cổ phiếu doanh nghiệp đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó, đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào và thu về lợi nhuận trong tương lai. Cập nhật chỉ số P/B ngành ngân hàng Hiện nay, chỉ số P/B ngành ngân hàng Việt Nam đang ở top cao trên thế giới. Theo số liệu của SSI Research, VCB, Eximbank hay Seabank đều đang có P/B ở mức cao, cụ thể là cao gấp hơn 2 lần so với giá trị sổ sách của các ngân hàng này. Cao nhất là VCB với P/B ở mức 2,75 lần. Tuy nhiên, so với mức trung bình 3 năm, chỉ số P/B trung bình của ngành ngân hàng đang thấp hơn khoảng 35%, chỉ ở mức 1,3 lần. Nhiều ngân hàng có P/B dưới 1,5 như VietinBank (CTG), Sacombank (STB), SHB, LienViet Post Bank (LPB),… Chỉ số P/B (Price-to-Book Ratio )P/B cho biết giá trị của cổ phiếu đang gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng của doanh nghiệp đó. Ý nghĩa chỉ số P/B P/B > 1: Lúc này giá thị trường đang cao hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Điều này có nghĩa rằng thị trường đang có nhiều kỳ vọng về doanh nghiệp có thể làm ăn tốt và cổ phiếu sẽ tăng trưởng trong tương lai. P/B <1: Thị trường sẽ xảy ra hai xu hướng. Một là nhà đầu tư sẽ thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không mấy khả quan, do đó sẽ chỉ bỏ ra mức giá thấp để mua cổ phiếu. Hoặc có thể doanh nghiệp đang trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dần tăng lên khiến cho giá trị cổ phiếu trên sổ sách cũng tăng theo. Trường hợp này, cổ phiếu doanh nghiệp đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó, đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào và thu về lợi nhuận trong tương lai. Cập nhật chỉ số P/B ngành ngân hàng Hiện nay, chỉ số P/B ngành ngân hàng Việt Nam đang ở top cao trên thế giới. Theo số liệu của SSI Research, VCB, Eximbank hay Seabank đều đang có P/B ở mức cao, cụ thể là cao gấp hơn 2 lần so với giá trị sổ sách của các ngân hàng này. Cao nhất là VCB với P/B ở mức 2,75 lần. Tuy nhiên, so với mức trung bình 3 năm, chỉ số P/B trung bình của ngành ngân hàng đang thấp hơn khoảng 35%, chỉ ở mức 1,3 lần. Nhiều ngân hàng có P/B dưới 1,5 như VietinBank (CTG), Sacombank (STB), SHB, LienViet Post Bank (LPB),… Phân tích ngành ngân hàng đòi hỏi nhà đầu tư phải đánh giá toàn diện các chỉ số tài chính quan trọng và cả các yếu tố khác như tình hình kinh tế, tình hình chính trị, sự phát triển của công ty trong tương lai và sự cạnh tranh của ngành. Thêm nữa, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu về luật pháp, chính sách tài chính của chính phủ, các tin tức về các công ty ngân hàng trên các phương tiện truyền thông để có cái nhìn tổng quan và chính xác về ngành.
CTGVPBMBBSTBVCBVIBACBBIDSHB
reaction

354 lượt thích

2 bình luận

Trần Xuân Nguyên

Tài khoản này đã được xác thực qua Entrade X. Tìm hiểu thêm.
ic_purple_tick

11 tháng trước

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.