Những điều cần biết khi tìm hiểu về chứng khoán
Nếu bạn đã sẵn sàng bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán nhưng không chắc nên chọn cổ phiếu nào, bạn đã đến đúng nơi để tìm hiểu về chứng khoán.
Có một số đặc điểm của cổ phiếu tốt cho người mới bắt đầu, cũng như một số thông lệ mà người mới bắt đầu nên tránh khi lựa chọn công ty đầu tiên cho danh mục đâu tư của mình.
Dưới đây là tóm tắt về những gì mọi nhà đầu tư mới bắt đầu nên tìm kiếm và tránh xa khi chọn cổ phiếu đầu tiên của bạn, cũng như một vài ví dụ về các cố phiếu tuyệt vời với người mới bắt đầu để giúp bạn bắt đầu tìm kiếm.
Đánh giá mục tiêu đầu tư của bạn
🌟Đưa ra mục tiêu đầu tư
Trước hết, hãy tự hỏi tại sao bạn lại đầu tư vào thị trường chứng khoán. Bạn có muốn xây dựng sự giàu có để về hưu, tiết kiệm cho việc học hành của con cái hay chỉ thu một số tiền từ việc đầu tư và tìm hiểu về chứng khoán? Một nguyên tắc chung là bạn không nên đầu tư vào cổ phiếu bằng số tiền bạn cần trong vòng ba đến năm năm tới, và thời gian dài hơn thậm chí còn tốt hơn.
Các cổ phiếu trên thị trường có thể dao động khá nhiều trong thời gian ngắn hơn, vì vậy trước khi bạn đầu tư, hãy chắc chắn bạn hiểu bạn chấp nhận rủi ro rằng bạn đang chuẩn bị tinh thần để vượt qua những biến động.
Bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu
🌟Tham gia đầu tư vào thị trường
Trước khi bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu, bạn cần phải tìm hiểu về chứng khoán và mở một tài khoản giao dịch.
Bạn có thế so sánh các tính năng của một số nhà môi giới trực tuyến tốt nhất để tìm một nhà môi giới phù hợp nhất với bạn. Một số cung cấp các tài nguyên tuyệt vời cho người mới bắt đầu như các nền tảng giáo dục, quyền truy cập vào các nguồn nghiên cứu phân tích đầu tư,... Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiếu một số biểu phí dịch vụ và thuế trong chứng khoán ví dụ như: phí lưu ký, phí giao dịch, phí sao kê...
Điều gì làm cho một cổ phiếu trở thành một khoản đầu tư tốt?
🌟Tìm hiểu và lựa chọn những cổ phiếu theo kiến thức cơ bản
Bạn có thể nghe các nhà đầu tư có kinh nghiệm nói về khái niệm "hào rộng", đặc biệt nếu bạn đang đọc bất cứ điều gì về phong cách đầu tư của Warren Buffett. Con hào kinh tế (Moat) là cách nói ví doanh nghiệp tựa tòa lâu đài, người chủ và nhà quản lý doanh nghiệp cần có nhiệm vụ xây dựng nhiều con "hào rộng", "nước sâu" và xung quanh cắm thật nhiều chông để "quân địch" không thể tiến tới để xâm chiếm thành trì (doanh nghiệp) của mình. Giống như hào rộng quanh lâu đài khiến kẻ thù khó xâm phạm, lợi thế cạnh tranh bền vững sẽ ngăn cản các đối thủ cướp thị phần của công ty. Đó là loại hào mà một khoản đầu tư tuyệt vời cho người mới bắt đầu nên có.
Lợi thế như vậy có thể có nhiều dạng, nhưng chúng không quá khó phát hiện nếu bạn biết mình cần tìm kiếm gì. Phần lớn các lợi thế cạnh tranh bền vững thường thuộc một trong các loại sau:
🌟Hiệu ứng mạng: Nói một cách dễ hiểu, hiệu ứng mạng xảy ra khi nhiều người sử dụng một dịch vụ hoặc sản phẩm hơn và bản thân sản phẩm hoặc dịch vụ đó trở nên có giá trị và được mong muốn hơn. Hãy nghĩ đến các công ty như Facebook. Khi ngày càng có nhiều người tham gia Facebook, việc mọi người không sử dụng nền tảng này trong cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn hơn.
Những cổ phiếu của các doanh nghiệp dạng này sẽ có xu hướng tăng đột biến trong 1 khoảng thời gian nhất định. Nếu nhà đầu tư nhận ra tiềm năng này và có thể nắm giữ sẽ nhanh chóng gia tăng lợi nhuận trong tài khoản.
🌟Lợi thế về chi phí: Một doanh nghiệp có thể có một vài loại lợi thế về chi phí khác nhau. Ví dụ, một mạng lưới phân phối hiệu quả có thể giúp một công ty đưa sản phẩm của mình đi khắp cả nước rẻ hơn.
🌟Quy trình sản xuất độc quyền có thể làm cho việc sản xuất một sản phấm trở nên rẻ hơn.
🌟Tài sản vô hình: Ngoài ra tên thương hiệu và bằng sáng chế là một trong những ví dụ tuyệt vời về tài sản vô hình có thể bảo vệ công ty trước các đối thủ cạnh tranh.
🌟Dẫn đầu ngành: Hầu hết các cổ phiếu khởi đầu tốt nhất đều có những nhà lãnh đạo đứng đầu trong lĩnh vực tương ứng của họ hoặc rất gần với lĩnh vực đó.
Tổng kết
Khi bạn đã quyết định muốn mua cổ phiếu, bước tiếp theo là mở tài khoản môi giới, nạp tiền vào tài khoản và mua cổ phiếu. Sau khi bạn đã làm điều đó, điều quan trọng là phải giữ một tâm lý lâu dài và luôn luôn tìm hiểu vê chứng khoán. Ví dụ, nếu cổ phiếu của bạn giảm giá, bạn có thể hoảng sợ và bán ra. Hãy nhớ rằng bạn đã chọn chúng một cách cẩn thận như thế nào và tránh bán cổ phiếu của bạn mà không khám phá đầy đủ tình hình của công ty.