Mình thấy có một vài bạn quan tâm sau khi Mỹ cắt lãi suất thì thế nào. Một vài điểm cần lưu ý khi bạn nhìn những cái chart kiểu sau khi Fed cắt lãi suất thì cổ phiếu biến động ra sao.
1. Ví dụ từ 1 research của Morgan Stanley, ghi rõ từng case như bên dưới. Về bình quân, tỷ suất sinh lợi sau khi cắt giảm lãi suất là dương, nhất là sau 6 tháng cắt lãi suất lần đầu.
Đặc biệt là nếu bạn loại trừ 2 outlier khó mà lặp lại là 2001 và 2007 vì nguyên nhân kéo market sập mạnh 2 năm đó đã được address trên toàn hệ thống với risk management của các bank, cơ chế phòng thủ và bắt buộc giám sát của các funds, cũng như cơ chế thoát pressing do Fed tạo ra là bung hàng ra mua đồ, bơm thanh khoản cho thị trường trong 2020 và hiện nay China cũng đang làm.
Vì vậy, về mặt thống kê, không tệ, nếu không nói là tốt.
2. Thật ra những research này chỉ coi cho vui vì có "confounding major events" năm nay. Nghĩa là nếu bạn coi cái này, bạn phải coi thêm:
- Thị trường thế nào sau bầu cử Mỹ
- Thị trường thế nào nếu tổng thống Dân chủ lên
- Thị trường thế nào nếu tổng thống Cộng hòa lên
- Thị trường thế nào nếu thương chiến
- Thị trường thế nào sau khi tái tục lại các khoản vay dài hạn từ 2% lên 4%
.v.v
Tất cả đều diễn ra trong khoảng H2 năm nay, cách nhau khoảng 2-3 tháng. Nghĩa là mấy cái return sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng chồng chéo lên nhau hầm bà lằng. Và những thước đo cơ bản như t-stat, hay khá hơn một chút dùng các statistical tests cho event study không thể đo lường được mức độ ảnh hưởng, vì đây là co-evolution hypotheses.
Vì năm nay khá đặc biệt, nên phân tích event study kiểu này không có nhiều ý nghĩa.
3. Fundamentals của những phân tích này không rõ ràng. Vì sao cắt lãi suất? Do lãi suất quá cao điều chỉnh lại, hay do suy thoái, hay đơn giản là do kích thích kinh tế.
Năm nay sau bầu cử Mỹ, bất kể ứng viên nào lên, thì nguồn hỗ trợ từ ngân sách chắc chắn sẽ đổ ra.
Dân chủ lên: tăng thêm chi tiêu xanh và phúc lợi, push thị trường
Cộng hòa lên: cut tax rate mạnh cho nhóm giàu và doanh nghiệp niêm yết.
Vì vậy, bất cứ lo ngại nào về suy thoái sẽ được giảm nhẹ với plan chi tiêu hoặc cut tax rate của 2 đảng. Ngoài ra bạn tham khảo thêm khái niệm suy thoái xoay vòng của một số IB đang nói. Nghĩa là thật ra nước Mỹ đang đi vào suy thoái cả năm nay, nhưng nó không diễn ra diện rộng mà nó xoay vòng liên tục giữa các ngành, nên nó không tạo ra crash.
Nói cách khác, khi nhận định về tác động của rate cut năm nay, mình vẫn giữ quan điểm: nó là noise với thị trường. Năm nay câu chuyện lớn hơn rất nhiều về fundamentals nằm ở bầu cử với kế hoạch spending hoặc tax cut sau bầu cử và việc nhiều doanh nghiệp trì hoãn CAPEX đến sau bầu cử.
Consumer spending ở Mỹ sẽ yếu lại là trend, và thị trường việc làm cũng thế. Nhưng nó không thể yếu quá nhiều, vì hai ứng viên tổng thống đang cầm các lá tẩy đẩy kinh tế lên sau bầu cử.
Về mặt chính sách tiền tệ, thứ có thể ảnh hưởng đến thị trường không phải lãi suất, mà chính là tốc độ điều chỉnh thu hẹp bảng cân đối của Fed với số lượng tay chơi sẽ mua trái phiếu chính phủ bù vào.
Một vấn đề cốt lõi khác liên quan đến câu chuyện đó: nợ công cao của Mỹ. Nhưng đây là chuyện sau 12 tháng hơn là trong 12 tháng.
4. Market Mỹ valuation cao, nhưng các bạn cũng quên một điều: tỷ lệ leverage của retail và hedge fund đang ở mức thấp hơn trung bình. Thị trường đang ở mode thận trọng, không phải mode hype.
5. Theo báo cáo của FSR của Fed, thì 2 rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ đang được xử lý và sẽ được xử lý sau tháng 11 là inflation và political uncertainty. Những rủi ro khác không quá đáng lo ngại. Bài học từ những ca sập trước giúp thế trận lần này mình thấy vững hơn nhiều.
Giống China một đợt sập qui mô khá lớn vừa diễn ra, nhưng hầu như chúng ta không cảm nhận được gì. Vì họ đã học được bài học từ Evergrande.
198 lượt thích
© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.